Khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào năm 1952, đó là một bước tiến mang tính đột phá đối với cả châu Âu và Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu eo Bosphorus và Dardanelles với vị trí chiến lược quan trọng. Các đồng minh NATO nhờ đó có thể phong tỏa chặt chẽ tuyến đường biển trực tiếp duy nhất mà Liên Xô dùng để đi tới các cảng tại những vùng nước ấm của phương Tây. Hơn thế, Thổ Nhĩ Kỳ còn nằm ở vị trí cửa ngõ dẫn vào Trung Đông rất giàu tài nguyên.
Bình luận viên chính trị Mỹ và quốc tế Michael Brendan Dougherty cho rằng khi thế giới biến chuyển đến tình thế hiện nay, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO không còn đầy hoa hồng như trước. Trên tạp chí The Week, ông viết: Liên Xô đã tan rã một phần tư thế kỷ. Trung Đông thì thực sự là một mớ hỗn độn với x🎐ung đột, giao tranh, nội c🅘hiến liên miên. 63 năm sau khi tham gia NATO, Thổ Nhĩ Kỳ nay trở thành một trong những gánh nặng lớn nhất của tổ chức này cũng như đối với Mỹ tại khu vực. Thực tế, hy vọng tái cân bằng liên minh để biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một yếu tố có lợi cho phương Tây là rất mong manh.
Các giả định về những giá trị mà Ankara và 🦩phương Tây cùng chia sẻ đang dần biến mất. Dấu ấn của nhà nước thế tục mà cựu tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Ataturk dựng nên cũng từng ngày mờ nhạt đi, thay vào đó là một xã hội đậm tính tôn giáo hơn. Tự do báo chí bị kìm hãm, dấu hiệu cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ không còn là một phần của "thế giới tự do".
Chính vì thế, từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, những tác nhân ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Ankara và Moscow cũng thay đổi, hay đúng hơn là chúng quay trở về một hình thức xưa cũ. Thổ Nhĩ Kỳ và Nga không chỉ nhìn đối phương như là các cường quốc m♉ột thời và thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, mà còn là những đối thủ chính trị - tôn giáo suốt từ giai đoạn sự lan tràn của Hồi giáo lấn át Thiên chúa giáo đến nay.
Một số lợi ích của Ankara đã không còn phù hợp với phương Tây. Con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hiện bị cáo buộc bắt tay với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IꦜS) để vận chuyển dầu lậu vào nước ℱnày.
Ankara cũng đặt an ninh châu Âu vào tình thế nguy hiểm khi cho phép các phần tử cực đoan đi qua đất Thổ Nhĩ Kỳ, xâm nhập vào châu Âu rꦛồi qua♛y trở lại chiến trường Syria.
Mục tiêu chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc nội chiến Syria cũng không song hành với phương Tây khi mối lo lắng lớn nhất của họ chỉ là làm thế nào để ngăn chặn cộng đồng người Kurd tấn công chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và bảo vệ những người Turk tại Syria. Phế truất Tổng thống Syria♏ Bashar al-Assad chỉ là mục tiêu thứ yếu của Ankara. Tiêu diệt IS lại càng không phải là điều gì quá quan trọng.
Một vấn đề lớn khác đang hiện hữu: bằng việc cung cấp bảo đảm an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ, NATO đang tạo ra những mối nguy hiểm về đạo đức. Ankara vẫn chưa viện tới điều 5 của hiệp ước NATO, theo đó ràng buộc mọi thành viên thuộc liên minh phải có hành động cụ thể để bảo vệ an toàn cho các thành viên còn lại mỗi khi xảy ra xung đột. Song, quy định này lại tạ☂o ra nguy cơ khiến không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ mà cả các quốc gia khác có xu hướng thực hiện những động thái mang tính khiêu kh﷽ích, dễ dẫn tới tình thế đối đầu. Điển hình là việc Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/11 bắn rơi chiến đấu cơ Nga gần biên giới Syria vì cho rằng máy bay vi phạm không phận.
Những hành động kiểu như vậy khiến an ninh của các quốc gia như Estonia hay thậm chí là Ba Lan lâm nguy, thổi bùng lên các bất đồng khô🐭ng cần thiết nhưng rất khó giải quyết giữa Moscow và phương Tây.
Ngay cả khi không có sự can dự của Thổ Nhĩ Kỳ, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đã đủ phức tạp, đặc biệt là khi nó liên quan đến vấn đề Syria. Washington và Moscow đều có kẻ thù chung là IS. N🅠hưng, mỗi bên lại đứng ra bảo vệ những thế lực khác nhau, đồng thời cũng có những ưu tiên không đồng nhất.
Nga ủng hộ chính quyền Tổng thống Assad. Trong khi đó, Mỹ lại hậu thuẫn lực lượng được cho là "phiến quân ôn hòa". Cả hai nước đề🎃u thực thi các động thái cứng rắn nhằm tiêu diệt IS nhưng lại hỗ trợ những đối thủ "không đội trời chung" trong cuộ💝c nội chiến Syria.
Trong cuộc khủng hoảng nhập cư, vào châu Âu hè này, Thổ Nhꦯĩ Kỳ tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp ngăn chặn dòng người nếu châu Âu cung cấp cho họ một lượng lớn tiền mặt. Người Thổ Nhĩ Kỳ cũng mong muốn hàng triệu cư dân nước này được cấp visa EU. Về cơ bản, yêu sách mà Ankara đưa ra là họ sẽ chỉ chặn đứng dòng người Syria vào châu Âu với điều kiện châu Âu cũng phải mở rộng cửa chào đón người Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga mới đây làm nảy sinh thêm những bất ๊đồng trong một tình thế vốn đã vô cùng rắc rối, ông Dougherty nhận định.
Vũ Hoàng