Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Thứ trưởng Jose Fernandez, chuyên trách các vấn đề phát triển kinh tế, năng lượng và môi trường, sẽ có mặt ở thủ đô Vilnius của Litva từ ngày 30/1 đến 1/2 trước khi lên đường sang thủ đô Brussels của Bỉ. Mục tiêu chuyến công du n♓hằm tăng cường hợp tác với các nước Liên minh châu Âu (EU) ứng phó kiểu hành xử "cưỡng ép" bằng kinh tế từ bên ngoài.
Tại Vilnius, ông Fernandez dự kiến thảo luận cùng quan chức Litva triển vọng hợp tác kinh tế song phương. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Washing🍸ton ủng hộ mạnh mẽ Litva "đối đầu sức ép chính trị và cưỡng ép kinh tế từ Trung Quốc".
Đoàn tháp tùng Thứ trưởng Fernandez còn có quan chức Ngân hàng Xuất - Nhập khẩu Mỹ. Đại diện chính phủ hai nước dự kiến thảo luận xúc tiến bản ghi nhớ về gói đầu tư 600 tr𝕴iệu USD, hỗ trợ nhà xuất khẩu Mỹ và khách hàng Litva tron♌g nhiều lĩnh vực quan trọng như sản xuất, chế tạo công nghệ cao, dịch vụ và năng lượng tái tạo.
Fernandez s💫ẽ thảo luận với quan chức EU tại Brussels về đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương thông qua cơ chế Hội đồng Thương mại và Công nghệ Mỹ 𓆉- EU.
Washington đã nhiều lần nhấn mạnh thông điệp ủng hộ Litva đương đầu sức ép từ Bắc Kinh trong vấn đề Đài Loan. Litva đang hứng chỉ trích từ Trung Quốc♏ vì cho phép Đài Loan hồi tháng 11/2021 mở văn phòng ở Vilnius với tên gọi "Văn phòng đại diện Đài Loan".
Trung Quốc phản đối dùng cụm từ "Đài Loan" để đặt tên vì lo ngại tạo cảm giác hợp pháp quốc tế cho hòn đảo. Các văn phòng đại diện ở nước ngoài của Đài Loan thường được gọi là "Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đà🔥i Bắc". Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn 🐈sàng sử dụng vũ lực nếu cần.
Trung Quốc đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Litva. Các lãnh đạo và doanh nghiệp Litva phàn nàn căng thẳng với Trung Quốc đ♉ã khiến nước này chịu nhiều hạn chế kinh tế, ví dụ như bị chặn xuất khẩu.
EU tuần này gửi khiếu nại cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cáo buộc Trung Quốc áp dụng tập quá💃n thương mại mang tính phân biệt đối xử với Litva. Giới chức EU lập luận cách hành xử này đe dọa tính toàn vẹn của thị trường chung châu Âu.
Bộ Ngoại giao Litva ngày ♕27/1 chia sẻ kỳ vọng bất đồng thương mại giữa nước này với Trung Quốc có thể được giải quyết thông qua tham vấn giữa Brussels và Bắc Kinh.
Trung Nhân (Theo Reuters)