Tại tọa đàm "Đường sắt tốc độ cao - Thời cơ và thách thức" chiều 29/10, Thứ trưởng Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là dự án trọng điểm quốc gia, các bộ ngành đã nhiều nă꧋m chuẩn bị và thống nhất ba nhóm giải pháp điều hành tổng thể, bốn phư💝ơng pháp huy động nguồn lực.
Ba nhꦕóm giải pháp gồm: Các ngành, địa phương đổi mới mô hình tăng trưởng để góp phần tăng thu ngân sách hàng năm; Chính phủ điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả để tập t🍨rung nguồn lực cho đầu tư phát triển và cuối cùng là sửa đổi thể chế, tháo gỡ nút thắt để thu hút nguồn lực tài chính, đầu tư.
Bố🍬n phương án huy động nguồn lực được ông Khắng lần lượt liệt kê. Thứ nhất, các ngành xây dựng kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm đến 2035 trên tinh thần chủ động, cân đối nguồn lực để đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách, tập trung ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, nhất là dự án quốc gia và trọng điểm ngành giao thông vận tải, trong đó có đường sắt tốc độ cao. "Tinh thần kết hợp cả ngân sách Trung ương và địa phương, lấy ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo", ông Khắng nói.
Thứ hai, nhà nước thu hút nguồn lực như trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn lãi suất phù hợp, phù hợp với điều kiện thị trường 🍎và tiến độ thực hiện các dự án. Thứ ba, nhà n🤡ước thu hút nguồn lực đầu tư trong nước khác như hình thức hợp tác công tư. Cuối cùng, ngành giao thông sẽ huy động nguồn lực ngoài nước có ưu đãi cao, điều kiện đàm phán hợp lý và ít ràng buộc.
"Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường sắt tốc độ cao đã sẵn sàng để đ🥀ảm bảo nguồn lực mức cao♏ nhất theo tiến độ thực hiện dự án", ông nói.
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy phân tích dự án có kế hoạch hoàn thành cơ bản năm 2035, trung bình mỗi năm cần giải ngân 5,6 tỷ USD, chiếm 1% GDP. Với quy mô nền kinh tế, với mức nợ công hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đã cùn💟g Bộ Tài chính đánh giá cả những chỉ tiêu tài chính vĩ mô. "Chúng tôi đánh giá khả năng cân đối, từ đó cho thấy huy động nguồn vốn không phải thách thức lớn trong thời điểm hiện nay", ông Huy nói.
Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cũng khẳng định: "Ở góc độ phát triển kinh tế xã hội, chúng ta đã có đầy đủ cơ sở để🧔🍌 triển khai tuyến đường sắt vào thời điểm này".
Dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, tổng chi gần 70 tỷ USD
Trong lịch sử đầu tư công của đất nước, đường sắt tốc độ cao là dự án quy mô lớn nhất từ trước đến nay, dự kiến t🐼ổng chi gần 70 tỷ USD. Mức chi đầu tư này sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian triển khai dự á🐠n.
Theo Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, qua đánh giá sơ bộ, nếu như số tiền này được đưa vào triển khai dự án đường sắt tốc độ cao từ nay đến năm 2035 thì sẽ làm tăng khoảng 0,97% GDP, góp phần vào tăng trưởng chu🌄ng của nền kinh tế.
Dự án "lấy cung trước để tiếp cận cầu". Nhiều tuyến đường thời gian đầu vận hành rất thưa thớt, lo ngại không hiệu quả, 𒊎nhưng chỉ 1-2 năm sau đã rất đông đúc, tắc nghẽn. Các con số dự báo chỉ dựa trên phân tích số liệu, thực tiễn khi dự án vận hành thì nhu cầu di chuyển có thể cao hơn. Được đi đường sắt tốc độ cao trên chính quê hương mình có lẽ là niềm mong ước của rất nhiều người.
Theo ông Phương, qua phân tích sơ bộ, dự án đang ở giai đoạn đánh giá tiền khả thi, sau đó có thể chia làm hai giai đoạn xây🃏 dựng và vận hành. Cả hai đều tác động đến tăng t൲rưởng kinh tế.
Công trình này sẽ tác động trực tiếp đến 7-8 lĩnh vực gồm: Xây dựng; các ngành phụ trợ (cung cấp vật liệu); ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng hay huy động vốn. Dự án sẽ tác động lan tỏa đến phát triển đô thị, mỗi ga đều có khu đô thị đi kèm, là một đ🌠ộng lực cho phát triển. Trong tương lai phát triển đô thị là một động lực thì đường sắt tốc độ cao là động lực tốt để phát triển kinh tế xã hội.
Dự án cũng tác động đến các ngành khai thác sau này khi vào vận hành, đặc꧃ biệt là dịch vụ du lịch, tạo công ăn việc làm và cuối cùng là tăng trưởng của ngành vận tải, tăng thêm doanh số, năng suất, công suất phục vụ cho ngành vận tải.
Tuyến đường sắt tốc độ cao làm gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là giảm chi phí logistic, góp phần đáng kể🍸 cho phát triển các ngành công nghiệp, ngành sản xuất kinh doanh có sử dụng đường sắt.
Theo báo cáo tiền khả thi được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dự kiến dài 1.541 km, có 23 ga hành khách và 5 ga💦 hàng hóa, tổng mức đầu tư sơ bộ 67,34 tỷ USD. Đây sẽ là tuyến đường đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h, thời gian đi lại giữa Hà Nội và TP HCM khoảng 5,5 giờ.
Đoàn Loan