Sau bài viết Chữ ký triệu đô, nhiều độc giả có ý kiến:
"Giá trị riêng mà mỗi công ty chỉ có thể phát triển và tích lũy qua năm tháng, với chất xám và sức lao động, những chi phí không nhỏ dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D), các cuộc đua có cả mồ hôi và máu..
Mỗi đồng được chi ra cho thị trường, cho nghiên💜 cứu sản phẩm luôn bào mòn mức lợi nhuận vốn đã rất mỏng manh của doanh nghiệp"
Là người quản lý doanh nghiệp sản xuất, đọc đến dòng này cảm thấy nghẹn lòng và như thấy mình trong đó. Còn đâu sự tử tế? Muốn phát triển sản phẩm thật tốt và tạo ra g🌞iá trị riêng, nhưng thật sự rất nản lòng mỗi khi nghĩ đến cái gọi là "hongbao" mà bản thân doanh nghiệp buộc phải đặt mình vào thế đường cùng ấy thì mới có cơ hội sống.
Thủ tục hành chính và hầu bao đó là ha💫i điều đang làm ꦚkhó doanh nghiệp. Đơn cử một dự án chung cư muốn được xây lên, ngoài những chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng, hoàn tất pháp lý... thì chi phí bôi trơn cực kỳ khủng khiếp. Tôi đã chứng kiến văn thư chuyển giấy tờ một lần phải 5 triệu, những người thẩm định tùy vào hồ sơ vài trăm triệu đến vài tỷ. Trong hai năm đằng đẵng hoàn thành pháp lý thì số tiền kinh khủng cỡ nào... Đây là những dự án pháp lý rõ ràng. Riêng những dự án không minh bạch thì số tiền bao nhiêu cho kể?
Người nước ngoài thấy lạ thôi, chứ người dân thì thấy "hongbao" len lỏi khắp mọi nơi. Từ xin học cho con vào mẫu giáo, xin cái xác nhận ở phường trở lên, đã phải nhờ cậy "hongbao" nếu mu🌺ốn giải qu🌳yết nhanh. Kỳ lạ ở chỗ ai cũng biết, ai cũng thấy, nhưng hỏi bằng chứng đâu, thì chẳng ai có.
Chuyện như cơm bữa. Vợ chồng đứa em tôi làm dự án đấu thầu được đánh giá chi phí thấp, thiết bị, vật liệu chuẩn chất lượng. Kết quả trúng thầu nhưng cuối cùng nhà đầu tư phải gạt và nói vợ chồng em tôi thông cảm để nhường lại dự án cho cháu của một quan 𓂃chức một tỉnh phía Bắc, dù dự án của cháu ông ta không đạt chuẩn vì chi phí cao, thiết bị là đồ kém chất lượng. Nghĩ mà xót xa cho đất nước, cho những doanh nhân làm ăn chân chính.
Bất cứ khi nào doanh nghiệp hay người dân muốn có lợi cho mình thì sẽ phải chia sẻ cái lợi đó cho người được quyền quyết định: Ví dụ nếu doanh nghiệp muốn được giao đất nhanh để tiết kiệm chi phí tì✨m hiểu đầu tư, nắm cơ hội thì phải có chung chi, hoặc khi người dân vi phạm l♊uật giao thông muốn đi nhanh, không phải mất thời gian đóng phạt... thì phải chia sẻ cái "nhanh" đó với CSGT. Riết thành ra "bé ăn bé, lớn ăn lớn" không chừa một ai.
Muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó thật khó. Lương công 🐽bộc phải đủ cao để sống ổn, chế tài phải đủ mạnh để quan chức và công chức 🧸có thể mất tất cả một cách dễ dàng, và cho phép "gài bẫy" để loại bỏ các quan nhũng nhiễu, và nhiều những "cây rìu" để chặt đứt không thương tiếc các mắt xích yếu trong bộ máy.
Tôi làm công ty dược. Để đăng ký được một sản phẩm mất 3 năm, chỉ cần thay đổi nhỏ cũng phải làm đơn xin thay đổi mà giải quyết đơn đó bên mình mất một năm chưa xong. Sếp mình biết muốn nhanh phải bôi trơn nhưng muốn làm ăn chân chính nên đành đ🍬ể vậy. Có nhiều doanh nghiệp dược như bên mình chết yểu vì đầu tư xây dựng nhà máy, mua sắm máy móc bằng vốn vay, chỉ không đợi được giấy phép nên chết.
Chính những vị trí ngồi sinh l🌠ợi như thế hay nói cách khác một chữ ký có thể kiếm tiền tỷ rất dễ dẫn đến nạn chạy chức chạy quyền. Quyền gắn liền với tiền nên đấu đá nhau để ngồi vào bằng được, khi ngồi vào rồi thì kiểu gì cũng nhất quyết không buông bỏ. Cho dù bão táp dư luận hay bão táp thanh tra vẫn nhất quyết không ra khỏi ghế chỉ trừ khi còng tay dắt đi mới bỏ cho nên văn hóa từ chức là thứ văn hóa không có.
Đưa hong bao doanh nghiệp mất chi phí, doanh nhân không chỉ mất tiền, hạ phẩm giá mà còn vào "nhà đá" như chơi. Không đưa thì không có cửa làm ăn, doanh nghiệp phá sản. Nhiề🐓u doanh nhân làmꦗ ăn tử tế muốn bỏ nghề.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.