"Quyết tâm trong nhiệm kỳ này phải làm thay đổi hệ thống giao thông tại khu vực, nhất là hệ thống đường cao tốc, cảng biển, đường thủy nội địa...", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tại buổi làm việc cùng các tỉn🔥h, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bဣộ), chiều 30/1.
Theo thủ tướng, việc phát triển hạ tầng giao thông ở miền Tây, trong đó có các tuyến cao tốc sẽ giúp vận chuyển hàng hóa, con người, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản,ꦛ giúp nông dân thoát nghèo và làm giàu. Việc hoàn thiện hạ tầng cũng mở ra không gian phát triển mới, hình thành các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ; tạo công ăn việc làm để người dân được học tập, làm việc theo tinh thần "ly nông bất ly hương".
Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh, thành 🎀có tổng diện tích 40.000 km2, chiếm 13% cả nước; trong đó có 1,5 triệu ha đất trồng lúa màu mỡ; dân số 17,5 triệu, chiếm 18% cả nước. Là vùng cực Nam đất nước, khu vực này có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng khi nằm liền kề TP HCM và vùng Đông Nam Bộ; vùng đóng góp một nửa sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sܫản nuôi trồng, 70% các loại trái cây của cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiề♔u dài khoảng 1.166 km, quy mô 4-6 làn xe. Đến nay, có 171 km cao tốc đã hoàn thành giai đoạn 1 (4 làn xe), gồm đoạn Bến Lức - Trung Lương (40 km); Trung Lương - Mỹ Thuận (51 km); Cao Lãnh - Lộ Tẻ (29 km); Lộ tẻ - Rạch Sỏi (51 km). Trong đó, đoạn Cao Lãnh - Lộ Tẻ hiện tổ chức giao thông hỗn hợp, đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sử dụng mặt đường láng nhựa để chờ lún. Bộ Giao thông Vận tải đ♌ang tiếp tục đầu tư các tuyến này để khai thác theo quy mô cao tốc.
Còn 8 dự án đang thi công và hoàn thiện các thủ tục đầu tư để triển khai, dự kiến cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2ꦗ021-2025, đưa vào khai thác toàn bộ các dự án trong năm 2026 với tổng chiều dài 463 km, tổng mức đầu tư khoảng 94.400 tỷ đồng. Như vậy, đến năm 2026, miền Tây sẽ có khoảng 554 km đường cao tốc, các tuyến còn lại sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2026-2030.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các bộ ngành và địa phương liên quan phải hoàn thành các thủ tục trong 6 tháng đầu năm nay để khởi công đồng loạt những dự án cao tốc còn lại. Các thủ tục lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm công khai, minh bạch, không chia nhỏ các gói thầu, chống lợi ích cá nhân, 💃lợi ích nhóm...
"Không thể chần chừ, không do dự mà phải làm bằng được, đạt kết quả cụ thể, cân đong đo đếm được, làm càng sớm càng có lợi cho người dân miền Tây", thủ tướng nói và đề nghị Bộ Tài nguyên v🦂à Môi trường cùng các địa phương tính toán ưu tiên nguồn cát cho các dự án cao tốc; khẩn trương nghiên cứu, đánh giá việc thí điểm dùng cát biển làm đường cao tốc trên cơ sở khoa học.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết, nhu cầu cát đắp nền đường của các dự án cao tốc ở miền Tây trong 3 năm tới gầ♒n 48 triệu m3, song nguồn cung đang thiếu. Cơ quan này cùng Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã nghiên cứu thử nghiệm cát biển cho các dự án giao thông, dự kiến cuối năm nay có kết quả đánh giá. Tuy nhiên, trong hai năm tới nguồn cát san lấp cho các dự án vẫn là cát sông.
Để đảm bảo tiến độ các dự án, hai Bộ này đã làm việc và đề nghị các địa phương nâng🔴 công suất các mỏ đã cấp phép khai thác, rà soát các khu vực chưa cấp phép để bổ sung nguồn cát. Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị các tỉnh🙈 Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, ưu tiên nguồn cát cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cần Thơ - Cà Mau; đồng thời hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thi công hoàn thiện thủ tục mở mỏ mới trong tháng 2/2023.
Bên cạnh đó, dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau đã giải phóng mặt bằng được hơn 97 km, đạt 87,5%, đáp ứng tiến độ yêu cầu nhưng vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Ngoài ra, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho rằng m𝄹iền Tây có nền đất yếu nên sẽ khó khăn khi triển khai các dự án cao tốc, mất nhiều thời gian theo dõi sụt lún, chi phí gia tăng...
Sáng cùng ngày 30/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn công tác khảo sát công ཧtrình cầu M🍎ỹ Thuận 2, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Cửu Long