Hôm n🦋ay 8/5, Thủ tướng Hun Sen đăng bức thư gửi cho ông Sokha, cho rằng có những đất nước hơn một tỷ dân, ha🐬y hàng trăm triệu dân, nhưng nền bóng đá cũng không mạnh. Với đất nước chỉ 17 triệu dân như Campuchia, những gì ông Sokha, trên cương vị chủ tịch FFC, làm được cho nền bóng đá nước này rất ấn tượng.
"Kể từ khi Tướ🍰ng Sokha làm Chủ tịch FFC, bóng đá Campuchia đã phát triển ổn định, dù kết quả chưa được như mong đợi", ông Hun Sen nói thêm.
Thủ tướng Campuchia thấy tiếc vì quyết định nghỉ việc của ông Sokha ở FFC, và hy vọng vị tướng này suy nghĩ lại. Ông Hun Sen cũng cho rằng rất nhiều người hâm mộ nước này nuối tiếc, bởi ông Sokha đã dẫn dắt bóng đá Campuchia những năm qua. "Với tư cách Thủ tướng, tôi kêu gọi Tướng Sokha tiếp tục công việc chủ tịch. Đây không phải quan điểm cá nhân của tôi, mà là quyết định chung của Chính phủ Campuchia, theo nguyện vọng của người hâm mộ bóng đá", ông Hun S꧑en nói thêm.
Sau khi Campuchia bị Philippines gỡ hoà phút chót ở trận thứ hai hôm 2/5, ông Sokha tuyên bố sẽ từ chức nếu đội nhà không thể vào bán kết. Đến tối 7/5, Campuchia thua Myanmar 0-2 và mất quyền tự quyết đi tiếp. Ngay sau trận đấu, ông Sokh꧂a soạn sẵn tâm thư từ chức, và giao toàn quyền cho Phó chủ tịch Khieu Sameth. "Tôi xin lꦜỗi vì đã không thể đem về danh dự cho đội chủ nhà ở môn bóng đá", ông Sokha nói.
Trước lời kêu gọi của ông Hun Se๊n, một nhà tài trợ chính của LĐBĐ Campuchia cũng thông báo mong muốn ông Sokha trở lại cương vị chủ tịch. Họ cho rằng 💫trong những năm tại vị, ông Sokha đã cho xây sân bóng ở 25 trường học, giúp bóng đá phát triển về chất lượng lẫn số lượng. Nhiều người trẻ đam mê chơi bóng hơn trước, khi các chương trình dạy bóng đá được đưa vào trường học.
Ông Sokha có hàm Tướng trong quân đội Campuchia, cũngꦑ đang giữ chức Phó Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia và Tư lệnh lực lượng hiến binh Campuchia. Ông làm chủ tịch LĐBĐ Campuchia từ năm 2007.
Xuân Bình