"Chúng tôi nghiệm ra rằng cần phải tìm ra cách để hợp tác với nhiên nhiên, thay vì chống lại nó, khi đ🅺ối diện với những biến đổi của tự nhiên và môi trường", Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trao đổi với một nhóm phóng viên tại Hà Nội tối 9/4, ngay trước khi ông rời Việt Nam, kết thúc sớm chuyến thăm chính thức.
Ông Ruttte nói đến kinh nghiệm phát triển🤪 bền vững của Hà Lan, trong bối cảnh nước này có đến 7 triệu người sống ở kh🅠u vực thấp hơn mực nước biển. "Không khó để đưa ra một kế hoạch ứng phó ở tầm quản trị. Vấn đề là chúng ta thực hiện nó như thế nào", Thủ tướng Hà Lan đề cập đến thực tế khoảng 20 triệu người ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi những biến đổi của tự nhiên.
Ông cho biết chính phủ cần đảm 🎶bảo rằng cộng đồng dân cư ở khu vực chịu tác động phải được cùng tham gia để xử lý tì♕nh hình, "không thể thực hiện các kế hoạch một cách áp đặt".
Nhấn🤪 mạnh Hà Lan và Việt Nam có một vấn đề tương tự là quản lý nước, ông Rutte 𒉰cho hay đây cũng là mối quan tâm lớn của Amsterdam, bởi Hà Lan phải chịu cảnh ngập lụt và phải xây dựng nhiều con đê, đập để tạo nên những vùng đất khô ráo.
"Chúng ta có thể xử lý các vấn đề liên quan đến nước không chỉ bằng cách xây dựng các con đê, mà có thể tận dụng sức mạnh của tự nhiên. Chẳng hạn như ý tưởng xây dựng một số hòn đảo ngoài bờ biển để giúp khu vực này bớt bị tổn thươ🐎ng", ông Rutte nói, cho hay việc này cũng được nêu lên khi nhắc đến các giải pháp quꦅản lý nước ở Quảng Nam.
Nhắc tới phát triển nông nghiệp của Hà Lan, Thủ tướng Rutte cho hay nước này có một hệ thống các trường đại học "xanh", có liên kết với đào tạo nghề và nông dân. Mỗi khi có khúc mắc, nông dân có thể trực tiếp liên lạcܫ với các giáo sư hàng đầu ở các trường để được tư vấn cụ thể. Điều đó cho thấy Hà Lan rất đề cao việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu nông nghiệp.
"Nông dân phải xử lý nhiều vấn đề liên quan đến mùa màng, nhưng khi gặp khó🐼 khăn, họ có thể dễ dàng hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực họ cần", ông nói.
Trả lời câu hỏi về gợi ý cho Việt Nam chuẩn bị cho nền kinh tế tuần hoàn, tầm nhìn mà Hà Lan đưa ra mục tiêu hoàn thành vào 2050, Thủ tướng Rutte cho 🌊rằng cả Hà Lan và Việt Nam đều đang ở giai đoạn đầu của chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn, nên Amsterdam có thể chia sẻ những kinh nghiệm cho Hà Nội từ những bài học của mình.
Ông lưu ý kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững là hạt nhân trong chương trình lập pháp của chính phủ, là một phần trong cách thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai gần. Chẳng hạn như xử♈ lý rác thải, vấn đề mà Hà Lan và Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ để giải quyết, bởi với dân số lần lượt là 17 triệu và 95 triệu người, hai nước sẽ tạo ra một lượng lớn rác thải.
Hà Lan có kế hoạch cắt giảm các dự án nhiệt điện nhằm giảm ô nhiễm không khí và đến năm 2030 sẽ chuyển sang nguồn cung cấp năng lượng sạch khác. Trong chuyến thăm lần này của ông Rutte, các đại diện Hà Lan và Việt Nam đã thảo luận về hợp tác năng lượng gió. Hà Lan không coi trọng năng lượng hạt nhân vì chi phꦅí để phá dওỡ nhà máy loại này rất tốn kém.
Sau hơn 4 năm trở lại thăm Việt Nam, Thủ tướ🌳ng Hà Lan cho hay ông rất ấn tượng về sự năng động của nền kinh tế Việt Nam và sự thân thiện của người dân. Ông cho biết một ngày làm việc của mình tại Hà Nội rất tuyệt vời, nhấn mạnh đến tình bạn của cá nhân ông và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thủ tướng Hà Lan đã phải cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam từ b൩a ngày xuống còn một ngày, do ông phải trở về꧟ tham dự cuộc họp của Hội đồng châu Âu về Brexit vào ngày 10/4.
Ông Rutte không thực hiện được kế hoạch đến thăm Quảng Ngãi cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhưng các quan chức khác và♚ nhóm 70 doanh nghiệp Hà Lan vẫn giữ nguyên lịch trình ở Việt Nam đến ngày 11/4. Hai bên dự kiến ký kết các hợp đồng về nông nghiệp, quản lý nước, năng lượng gió ngoài khơi và hậu cần.
"Tôi muốn gửi lời nhắn rằng V🙈iệt Nam có một người bạn ở châu Âu. Hà Lan luôn là một đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam🎐", Thủ tướng Rutte nói.
Việt Anh