Tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách trong năm 2020 dự kiến gần 700.000ღ tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 6 tháng, con số thực hiện mới đạt khoảng 154.400 tỷ đồng, hơn 20%. Tại cuộc họp sơ kết tài chính - ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ngày 7/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập tới việc chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công.
Ông yêu cầu Bộ Tàiꦕ chính cùng Bộ Kế hoạch & Đầu tư rà soát khẩn trương để báo cáo Chính phủ và triển khai gấp trong 6 tháng còn lại.
Nhiều giải pháp được người đứng đầu Chính 💛phủ đưa ra như nửa tháng họp giao ban một lần để kiểm điểm nguyên nhân cũng🍌 như lập các đoàn kiểm tra trung ương do các bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo. Thủ tướng cho biết nửa tháng một lần, ông sẽ chủ trì kiểm tra vấn đề giải ngân với các địa phương.
B🍌ên cạnh đó, cần kịp thời đề xuất điều chuyển vốn ngay trong tháng 8 từ những địa phương, ngành không﷽ làm được theo chỉ đạo của Thủ tướng. "Đơn vị nào không làm được thì phải điều chỉnh. Tôi có nói với một Bộ trưởng ngày hôm qua, nếu Bộ không làm được thì điều chỉnh mấy trăm tỷ sang đơn vị khác", ông nói.
Thủ 𓆉tướng cũng nêu nhiều trường hợp Bí thư, Chủ tịch tỉnh đi xin vốn bổ sung danh mục công trình n🌠ói rất cần thiết. Đến lúc xin về lại không kê khai, giao phó cho cấp dưới, nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng. "Nếu khó thì đừng xin về, đừng để mang tiếng", ông nhấn mạnh.
Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Bộ hay địa phương cũng sẽ tính 🦋cả tiêu chí giải ngân vốn đầu tư công. Ông nói cần có kỷ luật và khen thưởng các Bộ, địa phương trong việc này.
Thủ tướng cũng đề nghị các bí thư, chủ tịch, giám đốc tài chính, chủ dự án xuống tận các dự án đầu tư công để tháo gỡ khó khăn. "Chỉ nói sơ sài, không phê bình, không đấu tranh làm 🦋sao giải ngân được?", Thủ tư🐈ớng truy vấn.
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Bộ Tài chính có thêm các gói 🦄kích thích tài khóa, tiếp tục giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng.
Ông nói, nhiều nước trên thế g🍷iới liên tục có những gói kích thích tài khóa khổng lồ, lên đến hơn 11.000 tỷ USD khiến thâm hụt ngân sách toàn cầu lên 13,9% GDP. Nếu như các nước có tỷ lệ nợ công rất cao, mặt bằng lãi suất thấp thì tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang ở mức khiêm tốn, khoảng 54-55% GDP, mặt bằng lãi suất còn cao, tình hình vĩ mô ổn định. Vì thế, Việt Nam còn dư địa khá lớn để thực hiện chính sách tài🎐 khóa và tiền tệ.
Bên cạnh đó, với tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam đã giảm xuốnꦛg dưới 55%, Thủ tướng nhận định có thể nâng mức bội chi và nợ công thêm khoảng 3-4% GDP mà không ảnh hưởng đến an toàn tài chính quốc gia. Tuy nhiên, theo ông vấn đề quan trọng là phải có phương án, giải pháp sử dụng vốn hiệu quả.
Về thu ngân sách, Thủ tướng chỉ đạo không để mất cân đối lớn, không làm dự toán ngân sách bị đổ bể sâu. Bên cạnh đó, cần tiết kiệm các khoản chi ngân sách thườn🤡g xuyên, chưa thực sự cần thiết, cấp bách bởi theo ông "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm".
"Chính phủ, các cấp, các ngành, cả nước kỳ vọng ngành tài chí🎃n𓆏h đổi mới mạnh mẽ, đột phá trong tư duy phát triển để chính sách tài khóa nói riêng, chính sách tài chính nói chung thực sự tạo ra những động lực lớn cho nền kinh tế phục hồi", Thủ tướng nói.
Quỳnh Trang