Phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ tư tại Vientiane, Lào ngày 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu những thách thức từ suy giảm nguồn nước mà hơn 60 t﷽riệu dân lưu vực sông Mekong đang đốℱi mặt.
Theo Thủ tướng, trong 10 năm qua, tổng lꦯượng dòng chảy của lưu vực giảm 4-8%, trong khi các nước trong lưu vực tăng sử dụng nước sông Mekong 5-12%. Dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về hạ du giảm nghiêm tr💙ọng.
Đồng bằng sông Cửu Long ở hạ nguồn sไông Mekong đang đối mặt với hệ quả của suy giảm dòng chảy sông Mekong. Hiện tượng xâm nhập mặn tại đây có xu hướng xuất hiện sớm hơn 1-1,5 tháng với phạm vi, cường độ lớn hơn so với trư🍷ớc đây.
Dự báo đến năm 2040, đồng bằng sông Cửu Long còn dưới 5 triệu tấn phù sa mỗi năm, giảm hơn 9 lần hiện nay và gần 30 lần so với cách đây 15 năm. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế c꧙ủa hơn 20 triệu người dân sinh sống tại lưu vực.
Thủ t🧔ướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nước lưu vực sông Mekong đổi mới tư๊ duy hợp tác, phối hợp hành động để đáp ứng các yêu cầu cấp bách.
"Sông Mekong quanh co, gấp khúc, nhưng thái độ của chúng ta đối với dòng sông sẽ luôn rõ ràng, minh bạch, vì môi trường sinh thái, lợi ích của cộng đồng cư dân và trách nhiệm với thế hệ tương lai", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Ông tái khẳng định cam kết mạnh mẽ, quan trọng trong thực hiện Hiệp định Mekong 1995, cũng như Bộ Quy chế sử dụn💯g nước đã được xây dựng, coi đây là cơ sở cho mọi hành động của Ủy hội và các nước thành viên.
Lãnh đạo Việt Nam đề nghị các thành viên MRC cùng các đối tác đối thoại hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển năng lượng tái tạo, góp phần phát ꦦtriển bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng và ứng p💦hó với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho rằng Ủy hội sông Mekong cần đổi mới quản lý, điều hành qua chuyển số, áp dụng công nghệ, tăng hợp tác với các đối tá𒅌c để tranh thủ hỗ trợ về nguồn lực tài chính, tri thức nhằm gắn kết hoạt động của Uỷ hội. Các nước thành viên cũng cần thúc đẩy kết n♓ối vận tải, giao thương đường thủy trên sông mà không gây hại đến nguồn nước, môi trường sinh thái.
Kết thúc hội nghị, các nước đã thông qua Tuyên bố Vientiane, trong đó khẳng định cam kết chính trị cao nhất của 4 quốc gia thành viên, mục đích và nguyên tắc hợp tác vì sự phát triển bền vữn🔯g, cũng như xác định các trọng tâm hợp tác của Ủy hội thời gianꦛ tới.
Các nước thành viên MRC sẽ ưu tiên xác định đầu tư chung dự án quốc gia, kết nối, chia sẻ thông tin kịp thời về lũ, hạn hán, chất lượng nước, dòng chảy và các vấn đề khác liên quan tới nước. Các nước ủng hộ sử dụng công🦩 nghệ mới, tăng quản lý toàn lưu vực sông qua đổi mới chín𒈔h sách, công nghệ và cơ chế hợp tác, đối tác.
Ủy hội sẽ tận dụng cơ chế huy độn🌞g tài chính và vốn hiệu quả, đảm bảo chuyển đổi bền vững và tự cấp vốn vào năm 2030. Thành viên các nước MRC cũng cam kết nỗ lực chung đảm bảo an ninh nguồn nước, an ninh lương thực bền vững, đồng thời kêu gọi các quốc gia đối tác tiếp tục hợp tác, thực hiện Hiệp định Mekong 1995, phát triển lưu vực trên nguyên tắc "Một Mekong - một tinh thần chung".
MRC là tổ chức liên chính phủ về đối thoại và hợp tác tại hạ lưu sông Mekong. Hội nghị cấp cao MRC được tổ chức từ năm 2010, theo cơ chế luân phiên 4 năm một lần tại các nướ♊c thành viên.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo chính phủ 4 nước thành viên gồm Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan, cùng đại diện của hai nước đối thoại là T💃rung Quốc, Myanmar và 12 đối tác phát triển cũng như các tổ chức quốc tế, khu vực.
Sông Me☂kong dài khoảng 4.350 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Đây được coi là một trong n🃏hững huyết mạch của Đông Nam Á, bảo đảm cuộc sống cho gần 200 triệu người trong ngành nông nghiệp và thủy sản.