Nhiều nguồn tin giấu tên nói Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tìm cách thuyết phục c𒉰ác lãnh đạo Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) dự hội nghị thượng đỉnh, tổ chức tại tỉnh Mie vào cuối tháng 5, thiết lập mặt trận chung nhằm đối phó với những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Vấn đề là G7 có thể đạt được sự đồng thuận hay không và có bao nhiêu nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ theo bước chân G7", Japan Times dẫn lời một quan chức Nhật Bản c🍒ho biết ngày 14/5.
Trong thông báo về an ninh trên biển công bố sau cuộc gặp tại thành phố Hiroshima tháng trước, ngoại trưởng các nước G7 kêu gọi "mọi quốc gia nên theo đuổi cách giải quyết tranh chấp trên biển hòa bình... phù hợp với luật pháp quốc tế" vàཧ "chấp hành mọi phán quyết từ tòa án, tòa trọng tài liên quan".
Nhật Bản tin phán quyết từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), The Hague, Hà Lan, trong vài tu🔥ần tới s𒁏ẽ kết luận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông là phi lý, theo các nguồn tin.
Tại hội n𓆉ghị thượng đỉnh G7, kéo dài hai ngày 26 và 27/5, ông Abe dự kiến tái khẳng định với lãnh đạo Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Mỹ về tầ🔯m quan trọng của việc tuân thủ các phán quyết từ tòa án dựa trên luật quốc tế.
"Bản chất thông báo của các ngoại trưởng G7 sẽ được phản ánh trong tuyên bố sắp tới của hội nghị thượng đỉnh G7", quan chức Nhật B🍒ản nói.
Ông Abe hy vọng nhận được sự ủng hộ từ 💟lãnh đạo các nước châu Á khác, trong đó có cả các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, tham gia một phiên họp mở rộng của G7.
G7 dự kiến đưa ra một kế hoạch hướng đến giảm đói nghèo và tăng cường hỗ trợ giáo dục nhằm ngăn người dân bị cực đo♌an hóa để đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Họ sẽ thông qua kế hoạch hành động tập trung vào các biện pháp nhằm loại bỏ những điều kiện xã hội dẫn đến chủ nghĩa cực đoan.
Xem thêm: Cuộc đọ sứܫc gián tiếp về Biển Đông tại hội nghị G7
Như Tâm