Tại cuộc họp Chính phủ sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tháng, quý sau tốt hơn tháng, qไuý trước, năm nay tốt hơn năm ngoái.
Thủ tướng nói tăng trưởng GDP là chỉ tiêu rất quan trọng, giúp tăng năng suất lao động. "Nếu quý IV khoảng 7,5%, tăng trưởng kinh tế cả năm sẽ đạt hơn 7%, gần gấp đôi so với mức trung bình của ASEAN và thế giới", ông🅰 cho biết.
Để đạt mục tiêu, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống. Cùng đó, những cơ chế, chính sách, giải pháp phải đột phá để thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, động lực tăng trư𝐆ởng.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nền kinh tế đã lấy lại đà tăng trưởng trước dịch Covid-19. Trong đó, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, bội chi, nợ công, nợ Chính phủ thấp hơn phạm vi cho phép, nợ nước ngoài giảm nhanh.
Ông cho biết doanh nghiệp tiếp tục khôi phục niềm tin vào triển vọng kinh tế. Sản xuất nông nghiệp duy trì tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, là động lực dẫn dắt tăng trưởng. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, chỉ số này tăng 8,3%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,6%.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận định nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là từ bên ngoài. Trong khi đó, sức cầu trong nước thấp, nhiều dự án đình trệ, vướng mắc khiến nguồn lực của nền kinh tế bị tồn đọng.
"Nhiệm vụ những tháng cuối năm là rất thách thức", ông nói, cho rằng Chính phủ cần có giải pháp mạnh mẽ, thực chất. Việc này nhằm tăng tiêu dùng trong nước, giải quyết các tồn đọng, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn, tăng trưởng cả năm đạt và trên 7%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Chính phủ ưu tiên hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư. Cùng đó, cơ quan quản lý cần tiếp tục gỡ vướng cho c﷽ác dự án, đất đai. Việc này nhằm giải phóng tối đa nguồn lực bị tồn đọng trong nền kinh tế cho tăng trưởng và phát triển.
Phương Dung