"Tôi đã chờ đợi câu hỏi này và tôi muốn nói rằng Lào khó trở thành ắc quy của của châu Á", ông Thongloun Sisoulith nói, trả lời theo đề nghị của người điều phối phiên thảo luận “Tầm nhìn mới khu vực Mekong” chiều nay, trong khuôn khổ Hội nghị diễn đàn kinh tế thế giới (WE💧F ASEAN 2018) tại 🙈Hà Nội.
Thủ tướng Lào cho biết ý tưởng Lào có t✱hể trở thành ắc quy của châu Á xuất phát từ một nghiên cứu được thực hiện lâu năm, cho rằng đây là 📖cơ hội hợp tác của Lào và các nước.
Tuy nhiên năng lực phát triển nguồn năng lượng tại Lào so với nhu cầu của các nước trong châu Á là 💎hạn chế. Lào có thể đẩy mạnh phát triển để đ🔜ảm bảo đủ điện cho người dân sử dụng và xuất khẩu cho các nước láng giềng. Hiện nay, việc sản xuất điện và xuất khẩu đã đạt được hai phần ba mong muốn của Lào, đã bán điện sang Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Lào đang có 50 đập thuỷ điện, một đập vừa bị vỡ, là đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy hồi tháng 7, đang được xây dựng lại.
Thủ tướng Sisoulithಌ cho rằng việc xây dựng các dự án thuỷ điện nên được thực hiện theo kế hoạch, nghiên cứu chỉn chu, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và dựa trên nghiên cứu kꦐhoa học.
Việc xây dựng các thuỷ điện lớn cần kêu gọi các bên liên quan trong cộ🎃ng đồng quốc tế nhận thức tầm quan trọng và khả thi của dự án để xây dựng các công trình hiệu quả. Sau vụ vỡ đập thuỷ điện, Lào đang tạm hoãn xây dựng nhiều dự án thuỷ điện và đang rà soát các dự án đang xây dựng; đồng thời kêu gọi các chuyên gia thẩm tra lý do vỡ đập. Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện cần giúp tạo thu nhập☂, đảm bảo năng lượng xanh và bền vững. Tác động của đập thuỷ điện là điều Lào luôn ghi nhớ trong thực hiện các dự án và Lào tiếp tục nghiên cứu các nguồn năng lượng khác như năng lượng gió.
"Chúng tôi cam kết bảo đảm từ bây giờ xây dựng các dự án thuỷ điện dựa trên thiết kế chỉn chu, dꦺựa vào các yếu tố giúp phát triển kinh tế và tác động đến xã hội", ông Sisoulith nói.
Dòng Mekong không chỉ do một nước sử dụng
Thủ tướng Lào nêu rõ dòng Mekong chảy từ Trung Quốc, qua 5 nước và chảy ra đại dương. Các nước có các cơ chế hợp tác như Uỷ hội sông Mekong (MRC), Cơ chế Mekong - Lan Thương. Do đó các nước không thể hoạt động riêng lẻ, cần cùng nhau 🎃bảo vệ nguồn nước và môi trường Mekong, cùng giải quyết 🌟các thách thức chung.
"Không nên nghĩ một nước sử dụng dòng sông Mekong cho mình, mà ﷽đây là nguồn nước chung của các nước trong khu vực", ông Sisoulith cho hay.
Đồng tình với ý kiến này, Phó thủ tướng Thái Lan Prajin Juntong khẳng định nước là yếu tố cốt yếu của cuộc sống, dòng Mekong là huyết mạch của 5 nước. Sông Mekong mang lại tài nguyên tươi đẹp, tạo sinh kế cho người🐈 dân, do đó các nước cần hợp tác sử dụng tài nguyên bền vững. Trong tương lai dòng sông 🐽Mekong là nơi kết nối đông tây và giúp hạ lưu trở thành trung tâm của khu vực.
Cố vấn Nhà nước Myanmar - bà Aung San Suu Kyi nhấn mạnh Myanmar là một phần thống nhất trong gi🌱a đình Mekong, cùng quan tâm giải quyết các vấn đề chung như bổ trợ cho nhau trong phát triển kinh tế và đối phó với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đề xuất các nước bổ trợ cho n꧋hau chứ không phải cạnh tranh trong phát triển kinh tế. Ông cho rằng nếu lập được nhóm nước xuất khẩu gạo trong ASEAN là điều tốt vì lĩnh vực nông nghiệp là xươn🥃g sống của Mekong.
Với tư cách đại diện nước chủ nhà WEꦑF ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý 5 nước Mekong là một nửa ASEAN. Hiệp hội này là khối thống nhất và đa đạng, dù có lịch sử khác nhau nhưng có tầm nhìn chung là hoà bình và hội nhập. Hiện nay vấn đề quan trọng là kết nối và phát triển bền vững. Lợi ích chung của các nước là đóng góp xây dựng cộng đồng ASEAN, phát triển khu vực Mekong và 𓃲phát triển ASEAN. Các nước cùng ưu tiên việc tôn trọng chế độ chính trị của nhau, tôn trọng sự độc lập và tôn trọng lẫn nhau, hợp tác vì người dân.