Về vấn đề thách thức an ninh ở Biển Đông và Hoa Đông, Thủ tướng Prayuth hối thúc các nước tranh chấp lãnh thổ chọn hợp tác thay vì đối đầu. "Tất cả các bên cần tham gia hoạt động chung, mang tính xây dựng...để tuyên bố chủ quyền không trở thành rào cản", Straits Times dẫn lời ông nói.
Theo thủ tướng Thái Lan, việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông không nên là trò chơi b🍰ên được bên mất (zero sum game) vì nó sẽ phá hoại quan hệ tốt đẹp lâu năm, cuối cùng sẽ không đem lại lợi ích cho bất cứ bên nào. Do đó, các nước cần có hướng tiếp cận đôi bên cùng có lợi với vấn đề hàng hải.
Thái Lan cho rằng ASEAN cần thống nhất về vấn đề Biển Đông vì hoà bình và ổn 🌱định ở khu vực hàng hải này đem lại lợi ích cho tất cả các b🎀ên. "Chúng ta phải thúc đẩy tự do đi lại trên biển và trên không, ủng hộ giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, phù hợp với luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)", ông nói.
Thái Lan tin rằng việc thực thi đầy đủ Tuyên bố🐼 ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) sẽ tạo ra môi trường có lợi cho việc giải quyết vấn đề. Thái Lan cũng ủng hộ việc sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), ông Prayuth nói.
Về vấn đề Triều Tiên, nước thử hạt nhân lần 4 hôm 6/1 và một tháng sau phóng tên lửa tầm xa, ông Prayuth kêu gọi khôi phục ꦉthảo luậꦐn 6 bên để tránh việc tiếp tục cô lập Bình Nhưỡng và giảm căng thẳng.
Thủ tướng Thái Lan cũng kêu gọi khu vực nhanh chóng xử lý mối đe doạ khủng 𝔉bố thông qua hợp tác nhằm ngăn nó lan rộng.
Trong bài phát biểu dài 30 phút, ông Prayuth cho rằng kiến trúc khu vực "thiếu sự câ🧔n bằng thích hợp". "Chiến tranh Lạnh kết thúc, tạo ra tình hình đa cực, không có những luật định rõ nét và điều này làm sự bất ổn định gia tăng", ông nói.
Ông Prayuth đề cập đến nhiều thách thức với an ninh toàn cầu, gồm các mối đe doạ truyền th🅠ống như tranh chấp ở Biển Đông hay bán đảo Triều Tiên, phi truyền thống như xung đột xã hội, kinh tế, thách thức 🐷với dân chủ hoá, quản trị kém, năng lượng, thiên tai, an ninh lương thực, khủng bố q🍎uốc tế, buôn lậu ma tuý, biến đổi khí hậu, khói mù độc hại, tội phạm mạng, đánh bắt cá trái phép, buôn người, di cư trái phép và dân số đang già đi.
Vì vậy, để cùng nhau giải quyết vấn đề ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu, ông đề xuất đi từ những bước cơ bản nhất: hiểu biết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau và đem đến cơ hội, hỗ trợ các quốc gia gặp vấn đề trong nước. Nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài để giải quyết vấn đề đối nội, tình hình có thể vượt tầm kiểm soát, ảnh hưởng đến an ninh của các nước khác. "Chúng ta cần tìm thế cân bằng càng sớm càng tốt", ông nó꧅i.𝕴
Thủ tướng Thái Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc thiết lập thế c꧑ân bằng mới trong khu vực, cũng như giá trị của các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). "Mỹ, Trung Quốc và Nhật vẫn quan trọng nhưng Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc và ASEAN còn quan trọng hơn", ông nói.
Nhìn chun🎐g, ông Prayuth cho rằng tình hình an ninh trở nên phức tạp hơn, và thách thức hơn, kể từ khi Đối thoại Shangri-La được bắt đầu năm 2002. "14 năm trước, ngài Lý Quang Diệu là lãnh đạo đầu tiên phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Quan sát của ông Lý về tình hình an♏ ninh khu vực ngày nay vẫn còn đúng đắn", ông nói.
Đối tho🦋ại Shangri-La là diễn đàn then chốt để thảo luận và phân tích về các mối quan ngại an ninh v⛄à quốc phòng, trong khu vực và xa hơn nữa. Hơn 600 đại biểu đại diện cho các nước ASEAN, châu Á, châu Âu và Mỹ dự hội nghị an ninh cấp cao ở Singapore. Hơn 30 quốc gia cử phái đoàn tham dự𝓰, trong đó có ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc gặp song phương giữa những nước cả đồng minh và đối đầu.
Trước ông Prayuth, các lãnh đạo khác từng phát biểu khai mạc hội nghị này gồm Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (2015), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (2014), ông Nguyễn Tấn Dũng, người bấy 🍸giờ giữ chức thủ tướnꩵg Việt Nam, phát biểu năm 2013, ông Susilo Bambang Yudhoyono꧙, người bấy giờ giữ chứ🔴c tổng thống Indonesia, phát biểu năm 2012.
Trọng Giáp