"Việt Nam trở thàn♑h một trong những nước đi sau nhưng về trước trong phòng chống dịch", Thủ tướng Phạm Mi𒆙nh Chính nói tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống Covid-19, sáng 29/10.
Ông cho biết tháng 12/2019, thế giới ghi nhận ca mắcꦇ Covid-19 đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giớ♍i chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Đến 23/1/2020, Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên.
Sau hơn một năm💧, tháng 4/2021, dịch bệnh bùng phát đợt thứ tư với biến chủng Delta độc lực cao, tốc độ lây lan nhanh, xâm nhập sâu trong cộng đồng tại 62 tỉnh, thành. Đợt dịch này gây hậu quả nặng nề, đặc biệt tại TP HCM. "Đó là những ngày tháng không thể ngủ được", Thủ tướng nói.
Theo ông, tuy có những lúc bị động, lúng túng do chưa có kinh nghiệm nhưng Việt Nam đã kịp thời chuyển trạng thái từ zero Covid-19 sang thích ứng an toàn khi đã bao phủ vaccine. Chiến lược vaccine của Việt Nam với 3 thành tố quan trọng đã tạo độ𓂃t phá trong chống dịch. Đó là lập Quỹ Vaccine để huy động nguồn lực tài chính; ngoại🍨 giao vaccine để tiếp cận vaccine trong bối cảnh "có tiền cũng không mua được" do tiếp cận vaccine không bình đẳng; triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay miễn phí cho toàn dân.
Nhờ nỗ lực của cả hệ thống, Việt Nam đã sớm mở cửa hoạt độ🐻ng kinh tế xã hội trong nước từ 11/10/2021 và mở cửa với quốc tế từ 15/3/2022; chuyển phân loại Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B tại Việt Nam hôm 20/ꦺ10/2023.
"Thành công trong cuộc chiến chống đại dịch một lần nữ༺a khẳng định tinh thần Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam không lùi bước trước mọi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực", Thủ tướng nói, gửi lời cảm ơn nhân viên y tế, bộ đội, công an, lực lượng tuyến đầu tham gia chống dịch; tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam.
Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Quốc phòng, cho biết quân đội đã huy động 192.000 cán bộ chiến sĩ tham gia chống dịch. Trong đó, 23.000 người kiểm soát dịch bệnh; 6.500 người tiêm chủng cho người 𒁃dân; 116.500 người làm nhiệm vụ cách ly 🌃công dân nhập cảnh; 46.000 người tuần tra biên giới, đảm bảo an sinh xã hội, mai táng, vận chuyển tử thi, vận chuyển hàng hóa.
Bộ Quốc phòng tăng cường 16.500 quân y, 200 máy móc phục vụ các địa phương thời điểm dịch bùng phát. Lúc cao điểm nhất, toàn quân huy động 230.000 bộ đội, dân quân tự vệ tham gia chống dịch, kiểm soát biên giới, bảo vệ khu cách ly, chuyển túi an sinh, vận♋ chuyển lương thực, thu hoạch hoa🎶 màu giúp dân...
Thứ trưởng Công an Lê Văn Tuyến cũng cho hay lực lượng công an đã huy động 3,3 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia chống dịch; lập hơn 10.000 chốt cách ly và bệnh viện dã chiến; 560.000 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia truy vết, khoanh vùng. 11 công an tử vong do Covid-19, trong đó 6 người hy 🧔sinh khi chống dịch.
Trong thời gian chống Covid-19, 550 người đăng thông tin sai sự thật đã bị phạt hành chính; hơn 3.200 người nhập cảnh vi phạm bị xử lý hành chính. Hơn 😼400 người lợi dụng dịch bệnh đầu cơ, nâng khống giá bán mặt hàng thiết yếu bị xử lý. Bộ Công an đã tập trung điều tra, xử lý hành vi lợi dụng chống dịch để tham nhũng, như vụ Việt Á.
Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm khẳng định báo chí đã đồng hành với cả nước chống dịch. Nhiều tin bài chất lượng, có giá trị vượt thời gian đã được xuất bản, là "liều thuốc an sinh tinh thần" với người dân✱.
Kinh phí huy động phòng chống dịch còn dư hơn 900 tỷ đồng
Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cho biết trong thời gian chống dịch, ở trung ương huy động 2.900 tỷ đồng, địa phương 15.000 tỷ đồng. Phần lớn số tiền ở trung ương được chuyển về Quỹ vaccine do Bộ Tài chính quản lý; còn lại chuyển địa phương hỗ trợ lựဣc lượng y tế tuyến đầu. Việc kêu gọi, tiếp nhận, quản lý, phân bổ, sử dụng "công khai, minh bạch, không thất thoát, lãng phí".
Sau khi đại dịch được kiểm soát, cơ quan kiểm tra Đảng 🅺và kiểm toán Nhà nước đã làm việc và một số nơi xảy ra sai sót đều do xuất phát từ khó khăn khi chống dịch. Vì vậy, bà Hà đề xuất Thủ tướng cho phép địa phương không phải thu hồi các khoản đã chi từ nguồn vận động để nộp về quỹ vaccine.
Với kinh phí còn♍ dư ở trung ương 118 tỷ đồng, địa phương 800 tỷ đồng, bà đề nghị Thủ tướ🍰ng nếu không còn nội dung hỗ trợ thì chuyển toàn bộ về trung ương sử dụng cho các đợt sau hoặc thiên tai, sự cố.