Sáng 20/9, phát biểu tại phiên họp thứ nhất Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ việc xác định ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cải cách hành🏅 chính, trong đó, lấy người dân, doanh nghiệp là🌃m trung tâm.
Ông yêu cầu, trong tháng 10/2018, các bộ ngành liên quan khẩn trương xây dựng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0, phù💝 hợp với xu hướng phát triển trên thế giới và bối cảnh cách mạng công ngh💦iệp 4.0; trình Thủ tướng xem xét, ban hành.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính 🎶phủ Mai 💛Tiến Dũng, khung kiến trúc Chính phủ điện tử (phiên bản 1.0) được Bộ Thông tin Truyền thông ban hành năm 2015 đến nay đã có hơn 50 bộ, ngành, địa phương triển khai.
Hiện cơ quan chức năng đã xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; nhiều địa phương bước đầu thiღết lập trung tâm dữ liệu và dịch ♓vụ công trực tuyến.
Tuy nhiên, ông Dũng chỉ rõ hạn chế là hệ thống nền 💙tảng kết nối, liên thông, tích hợp chia sẻ dữ liệu triển khai chậm, chưa công bố tiến độ; các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu điện tử tại các bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành.
Các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, 🍰tài chính triển khai chậm dẫn đến việc chia sẻ, dùn♛g chung chưa được thực hiện.
"Không nên người người chỉ đạo, nhà nhà làm"
Góp ý vấn đề trên, Quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đối với một dự án nền tảng cho Chính phủ điện tử thì không nên "người người chỉ đạo, nhà nhà làm" như vừa qua mà nên một người chỉ đạo, một số ít các doanh ngh✱iệp lớn làm thì mới nhanh, mới bảo đảm sự thống nhất, chuẩn hóa và chia sẻ thông tin.
Ông Mai Tiến Dũnꦰg cũng nói, vấn đề quan trọng là thể chế, chính sách và đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông sớm giúp Thủ tướng để Chính phủ ban hành nghị định về chia sẻ dữ liệu; Bộ Nội vụ giúp Thủ tướng để ban hành nghị định về lưu giữ hồ sơ điện tử.
🎃 Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, phát triển Chính phủ điện tử cần tiếp cận theo hướng toàn diện, cả về dịch vụ công, nhân lực và hạ tầng; đẩy mạnh việc xây dựng dữ liệu quốc gia, hiện đang chậm trễ, nhất là dữ liệu dân cư. Đây được xem là một trong những vướng mắc trong xây dựng Cᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhính phủ điện tử.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, phải bi🉐ết cách tổ chức, phân công công việc, đôn đốc triển khai một cách hợp lý và phải có "kỷ luật sắt" trong tổ chức thực hiện, không để kéo dài, “đổ qua, đổ lại một số công việc”, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng trong xây dựng Chính 🌺phủ điện tử.
“Phải có đầu mối, một người chỉ huy thống nhất, không để nhà nhà, người người, ngành ngành làm dự án♐ đầu tư công nghệ thông tin, làm các cơ sở dữ liệu khác nhau”, Thủ tướng nêu rõ.
Ông giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp thu tối đa các💖 ý ki꧙ến, rà soát, bổ sung những vấn đề mới, xác đáng để tạo nên sức sống, tính thực tiễn cao trong tổ chức thực hiện các giải pháp về phát triển Chính phủ điện tử.
T🎉heo lộ trình, từ nay đến 2019, Chính phủ sẽ ban hành các Nghị định về chia sẻ dữ liệu; xác thực điện tử; bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân; về chế độ báo cáo giữa các cơ quan hành chính Nhà nước.
Đồng thời, các bộ ngành liên quan cũng khẩn trương ban hành Nghị định về đầu꧅ tư ứng d🐟ụng công nghệ thông tin; nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Chính phủ điện tử và các văn bản hướng dẫn...
Ủy ban quốc gia về Chính p🐟hủ điện tử có Chủ tịch, Phó chủ t🎃ịch lần lượt là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Ngoài ra, Ủy ban còn có sự tham gia của 8 Bộ trưởng, 2 thứ trưởng và lãn🍎h đạo 4 doanh nghiệp là Chủ tịch kiêm꧙ Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT.