Theo chính sách mới ban hành, từ nay đến năm 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ chi phí hỏa táng 6,5 triệu đồng với người chết trên 10 tuổi có hộ khẩu thường trú ở tỉnh; 4,5 triệu đồng với trường hợp sang cát chưa tiêu; 3,5 triệu đồng đối vớ꧂i người dưới 10 tuổi. Người chết không xác định được nhân thân, hoặc có nhưng không có người thân lo an táng sẽ được hỗ trợ 100% chi phí theo hóa đơn của cơ sở hỏa táng. Nguồn kinh phí được trích từ ngân sách tỉnh.
Với chính sách mới này, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ vọng sẽ hạn chế được tình trạng người dân địa táng, xây lăng mộ quy mô, tiết kiệm quỹ đất và hướng đến bảo vệ môi trường. Nhiều năm qua, địa phương đã quy hoạch nghĩa trang nhân dân tại các huyện, hạn chế t🍌ình trạng tự phát.
Tiến sĩ Trần Đình Hằng, Vi📖ện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, đánh giá việc hỗ trợ chi phí hỏa táng cho người dâ♏n là quyết định đúng đắn và có ý nghĩa, đặc biệt khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong tương lai. Quỹ đất đô thị phải thay đổi, quy hoạch lại tất cả nghĩa trang, không để tự do như lâu nay. Việc hỏa táng sẽ giúp chính quyền và người dân hiện thực quy hoạch nghĩa trang một cách hợp lý.
Theo ông Hằng, người Việt xưa từng hỏa táng, việc địa táng do ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài. Nhiều năm qua, địa táng cho người chết gây tốn kém chi phí cũng như quỹ đất do💙 nhiều người xây dựng lăng mộ lớn. "Địa táng đã ăn sâu vào người dân, muốn thay đổi sang hỏa táng cần có lộ trình. Trước mജắt, địa phương phải quy hoạch lại nghĩa trang nhân dân, xây dựng thêm các đài hỏa thiêu nhằm tạo điều kiện cho người dân khi có nhu cầu", ông Hằng nói.
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích đất nghĩa trang lớn nhất cả nước với hơn 9.500 heta. Ngoài các lăng tẩm triều Nguyễn, địa phương nổi tiếng với nhiều ngôi ꦑlàng có lăng mộ quy mô như làng An Bằng, có lăng xây dựng hàng tỷ đồng. Hòa thượng Thích Trí Quang và thiền sư T♌hích Nhất Hạnh là những người đi đầu thực hiện hỏa táng ở Thừa Thiên Huế.
Võ Thạnh