Nền tảng thương mại điện tử Gmarket cho biết trong tháng 5 đầu năm 2024 lượng thức ăn cho th🌱ú cưng chiếm tới 69% tổng doanh số bán hàng. Con số này cao hơn gấp đôi so với 31% các sản phẩm sữa công thức và thức ăn chꦆo trẻ em.
Theo dữ liệu từ các ngành y tế và thú y, số lượng bệnh viện cho chó mèo cũng tăng 🐎gấp đối so với cơ sở khám chữa bệnh cho trẻ em, tính đế♋n tháng 11/2023.
Sự thay đổi này đang phản ánh chân thực khi tỷ lệ sinh giảm mạnh ở Hàn Quốc. Thống kê chính thức cho thấy tổng tỷ suất sinh ở quốc gia này đã🍒 giảm từ 0,92 năm 2019 xuống con 0,72 vào năm 2023 và có thể giảm xuống 0,68 trong nămಌ nay.
Trái ngược với tỷ lệ sinh, số người🌠 Hàn Quốc nuôi chó tăng hơn 44%, từ 2,09 triệu con năm 2019 lên 3,03 triệu con vào năm 2022. Tính riêng Seoul, hơn 610.000 con chó được đăng ký nuôi, ước tính cứ 10 hộ gia đình có một hộ nuôi thú cưng. Trong khi từ năm 2014 đến 2023, toàn thành phố chỉ chào đón 594.000 trẻ sơ sinh.
Các nguồn tin trong ngành suy đoán xu hướng của thị trường thú cưng sẽ vượt ra thị trường chăm sóc trẻ em tro𒅌ng vào năm tới. Thậm chí, ngành công nghiệp vật nuôi có thể tăng đến 6 nghìn tỷ won vào năm 2027, sau khi đạt mức 4 nghìn tỷ won vào năm 2023.
Tỷ lệ sinh giảm khiến việc cao cấp hóa các sản phẩm dành cho trẻ em có xu hướng tăng. Mức chi tiêu trung bình của khách hàng cho sữa công thức và thức ăn trẻ em đã tăng 54% so với năm 2019, ch൩ỉ trong 5 tháng đầu năm nay.
Cũng theo Gmarket, độ chịu chi của mỗi khách hàng cho các sản phẩm dành cho trẻ em hiện cao gấp ba lần so với thức ăn cho vật nuôi và tiếp tục tăng qua🅰 hàng năm. Điều này phản ánh việc🌜 các bậc phụ huynh đang tập trung đầu tư nguồn lực khi có ít con hơn.
"Đối với các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh như sữa công thức và thức ăn trẻ꧙ em, xu hướng "sinh một con" đang thúc đẩy việc mua đồ dùng cao cấp của khách hàng sẽ ngày càng cao hơn", một quản lý của Gmarket phân tích.
Minh Phương (Theo Koreabizwire, Koreatimes)