Với kênh bancassurance hiện nay, khách hàng có thể dễ dàng mua bảo hiểm nhân thọ thông qua ngân hàng, ღkhông mất thêm chi phí và nhận được nhiều chương trình ưu đãi. Tuy nhiên, trong quá trình tư vấn đã phát sinh không ít hiểu lầm về dịch vụ này. Phổ biến nhất𓂃 là việc khách hàng cảm thấy bị ngân hàng "ép" mua bảo hiểm. Tâm lý này đến từ việc tư vấn viên giới thiệu nhiệt tình và khách hàng cả nể, dẫn đến nhiều hợp đồng được ký khi khách hàng chưa hiểu rõ hoặc chưa có nhu cầu.
"Tôi thấy nói ngân hàng ép mua bảo hiểm cũng đúng, mà nói không hề bị ép, tự nguyện cũng k🎀hông sai. Thấy bị ép vì nhân viên tín dụng giới thiệu, theo đuổi quá nhiệt tình. Ở chiều ngược lại, tôi thấy họ xử lý vốn vay thành công và tháo gỡ mọi khúc mắc cho mình cũng nhanh chóng. Thực tế, khách hà💫ng hoàn toàn có thể từ chối nếu không có nhu cầu mua bảo hiểm", anh Nguyễn Đức Chuyên (Cầu Giấy, Hà Nội) phân tích.
Từ thực tế đó, có thể thấy một số khách hàng đang hiểu lầm doanh ngꦯhiệp bảo hiểm và ngân h♛àng bắt tay để thu lợi nên mới xảy ra tình trạng "ép" mua. Tuy nhiên, các hoạt động bán hàng dẫn đến than phiền của khách hàng đều không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bảo hiểm lẫn ngân hàng.
Theo ông Bùi Gia Anh, Tổng thư ký Hiệp hội Bả🧸o hiểm Việt Nam, nếu khách hàng không hài lòng, cả ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm đều chịu thiệ✱t. Bởi nếu khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm không phải xuất phát từ nhu cầu của bản thân và gia đình, họ có thể hủy hợp đồng một thời gian sau đó. Một khi tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm không cao, cả doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng đều bị ảnh hưởng.
"Cuối cùng, mục tiêu của doanh nghiệp bảo hiểm là có được khách hàng để đi lâu dài. Trong 🃏khi đó, mong muốn của ngân hàng là duy trì được trải nghiệm khách hàng tốt nhất, để họ có thể tiếp tục thực hiện các giao dịch và sử dụng các dịch vụ khác", ông Gia Anh n💛ói rõ.
Ở Việt Nam, những năm trở lại đây, nhận thức về bancassurance của người dân, các ngân hàng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý ngày càng cải thiện. Tổng thư ký hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, trong suốt hơn một thập kỷ qua, các doanh nghiệp bảo hiểm đã ngồi cùng với các đối tác để có những giải෴ pháp cụ thể, nhằm chấn chỉnh những mấu chốt tạo nên gócꦛ nhìn tiêu cực này.
Về phía cơ quan quản lý, Bộ Tài 🍷chính đã đưa ra những định hướng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm. Mặt khác, Bộ cũng khuyến khích các ngân hàng phân phối thêm sản phẩm bảo hiểm hướng đến sự hài lòng của khách hàng, tăng niềm tin đối với mô hình bancassurance.
Bà Phạm Thu Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, cơ quan này đang tăng cường giám sát vớ꧂i hoạt động phân phối bảo hiểm, thực hiện hợp đồng và giải quyết khiếu nại của người tham gia... Bộ cũng tăng cường rà soát, nâng cao chất lượng công tác đào tạo và thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm đ🎶ối với các nhân viên ngân hàng.
Đồng thời, để tránh những trường hợp "ăn xổi", các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đang tích cực nâng cao chất lượng bằng cách lắng nghe khách hàng, cải thiện năng lực của đội ngũ tư vấn viên, quy trình để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Đặc biệt, một số doanh nghiệp bảo hiểm còn th💧ỏa thuận với cả ngâ𓆏n hàng về các chế tài nghiêm khắc nhất để xử lý nhân viên ngân hàng vi phạm.
Bên cạnh việc gọi điện cho khách hàng, các công ty bảo hiểm áp dụng hình thức "mystery shopping"- mua hàng ẩn danh để kiểm tra và đánh🌞 giá lại chất lượng tư vấn viên.