Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sả⛦n xuất quá nhiều hormone, dẫn đến các triệu chứng như sụt cân không rõ nguyên nhânꦕ, lo lắng, đổ mồ hôi, đi tiêu thường xuyên, khó ngủ, yếu cơ... Bệnh phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
Dù chế độ ăn uống không giúp chữa khỏi bệnh nhưng một số chất dinh dưỡng có vai trò trong việc điều hòa hoạt động của tuyꦇến giáp và quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, từ đó hỗ trợ kiểm soát bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân cường giáp có thể thêm vào chế độ ăn uống.
Thực phẩm ít iốt
Iốt là thành phần quan trọng kích thích tuyến giáp sả🦩n sinh hormone. Việc hạn chế lượng iốt tiêu thụ sẽ giúp bệnh nhân cường giáp, nhất là người đang điều trị bằng iốt phóng xạ, giảm lượng hormone tuyến giáp dư thừa t🐻rong cơ thể.
Bác sĩ khuyên người bệnh cường giáp nên sử dụng muối không chứa iốt và tiêu thụ các loại thực phẩm chứa ít iốt. Thực phẩm ít iốt có thể kể đến như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, lòng trắng trứng, các loại hạt hoặc bơ hạt không thêm muối, dầu thực vật, các loại thảo mộc và gia vị, mật ong... Bệnh nhân cũng nên hạn chế hải sản, động vật có vỏ, rong biển, khoai tây chiên, lòng đỏ trứng... vì chúng chứa hàm lượn♋g iốt cao.
Rau họ cải
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nhận xét dinh dưỡng (Anh), rau họ cải như cải thìa, cải brussels, cải xoăn... có chứa các hợp chất làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp và gi🔜ảm sự hấp thu iốt của tuyến giáp꧅. Cả hai tác dụng này đều mang lại lợi ích cho người bị cường giáp.
Thực phẩm chứa selen
Selen là vi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để chuyển hóa các hormone tuyến giáp. Theo nghiên cứu trên tạp chí Nội tiết quốc tế (Mỹ), selen có thể cải thiện một số triệu chứng của bệnh tuyến giáp tự miễn, chẳng hạn như bệnh mắt liên quan đến tuyến giáp. Trong số những người sử dụng thuốc kháng giáp điều trị cường giáp, người bổ sung selen nhận thấy chức năng tuyến giáp trở lại bình thường nhanh hơn những người không dùng. Các loại thực phẩm giàu selen là thịt bò, thịt gà, cơm, trứng, phô mai, đậu nướng, yến mạch, cải bó xôi... Tuy nhiên, các chuyên♉ gia khuyến cáo bệnh nhân cường giáp chỉ nên tiêu thụ tối đa 200 mg selen mỗi ngày.
Thực phẩm chứa sắt
Sắt giúp hồng cầu mang oxy đến tế bào và duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, bệnh nhân cường giáp có nồng độ sắt trong 🌟máu thấp. Để duy trì hàm lượng sắt trong cơ thể, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống: ngũ cốc, nho khô, các loại đậu, socola đen, thịt bò, thịt gà, thịt heo, cải bó xôi, đậu hũ...
Thực phẩm giàu canxi và vitamin D
C😼ường giáp kéo dài có thể làm giảm mật động khoáng chất của xương và ♔dẫn đến loãng xương. Các loại thực phẩm chứa canxi và vitamin D như sữa, phô mai, sữa chua, cá béo, bông cải xanh, đậu hũ, ngũ cốc... giúp cải thiện sức khỏe xương, ngăn ngừa loãng xương ở bệnh nhân cường giáp. Người bệnh cũng có thể phơi nắng để tăng lượng vitamin D trong cơ thể nhưng nên sử dụng kem chống nắng để ngăn ngừa nguy cơ ung thư da.
Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Chất béo từ thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến có thể giảm viêm, từ đó bảo vệ sức khỏe tuyến giáp và cân bằng lượng hormone tuyến giáp. Chất béo thực vậ🍬t như dầu hạt lanh, dầu ôliu, dầu bơ, dầu dừa, dầu hướng 💖dương, trái bơ, các loại hạt không ướp muối... cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn ít iốt.
Thảo mộc, gia vị
Một số loại thảo mộc và gia vị có đặc tính chống viêm như nghệ, ớt xanh, tiêu đen... góp phần bảo vệ và cân bằng chức năng tuyến giáp. Các chuyên gia khuyên bệnh nhân cường giáp n🌜ên bổ sung các loại gia vị này vào chế độ ăn uống để cải thiện💯 tình trạng bệnh.
Để giúp cꦛhế độ ăn uống phát huy hiệu quả tốt hơn, các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân cường giáp nên nấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối và các dưỡng chất tiêu thụ. Người bệnh cũng nên tránh các sản phẩm chế biến sẵn vì chất bảo quản và phụ gia có thể ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát bệnh.
Phương Quỳnh
(Theo Medicalnewstoday, Healthline)