Nhà nước đánh thuế BĐS thứ hai là nhìn về vĩ mô. Các bạn nghĩ sao khi một đất nước nông nghiệp mà suốt ngày nông dân đi bán đất, dòng tiền b🐷ao nhiu đều dồn vào đất, không quay lại sản suất kinh doanh nghiên cứu khoa học?
Một đất nước muốn phát triển phải dựa vào sức mạnh nội tại khoa học kỹ thuật công nghệ để mang ngoại tệ về thì mới phát triển được. Không phải phân lô bán nền dòng tiền nội tệ quanh quẩn lưu thông rồi đẩy giá đất lên tạo lạm phát trên nhiều ngành hàng, kiểu giốn💯g như tự in ra rồi chơi nhau vậy. Đời bố mẹ chỉ cần vậy để làm giàu, nhưng thế hệ sau lãnh hậu quả khủng hoảng nặng.
>> Mua đất kiểu 'đặt gạch xí chỗ' chờ lên giá
Đánh thuế để hạn chế đầu cơ, để tạo ra dòng tiền lưu thông đặc biệt đi vào sản xuất kinh doanh, chứ không phải ôm để đất chết đó, hiểu rõ đầu tư với cơ🏅 khác nhau. Tại sao ở Mỹ khi muốn xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá cống rãnh thoát nước trước rồi mới cho phân lô xây dựng nhà (sau khi hoàn thiện sẽ được chính phủ tài trợ khoản xây dựng hạ tầng đó).
Việc thổiও giá là ai cũng ôm tiền chực chờ mua BĐS để nhanh lời, dòng tiền cứ ùn ùn đổ vào (những dòng tiền dễ dãi) thì mới thổi giá được, thực trạng là 2-3 năm qua tăng liên tục. Hiện nay dòng tiền đang bị siết khả năng thời gian tới sẽ chững lại thôi, một đất nước muốn phát triển thì phải đi lên từ nội lực sản xuất.
Cơ quan quản lý tạo ra luật thuế là tạo dựng hành lang pháp lý để người dân biết, nếu như anh mua đất để không đó, không biết có sinh lời tăng giá hay không nhưng việc đầu tiền là phả🅰i đóng thuế cho BĐS thứ hai của mình. Khi đó, tự bản thân họ xem xét có nên mua đất đầu cơ hay để dành không?
Không 🌊bắt ai phải dùng tiền đó đầu tư kinh doanh sản xuất cả. Tự bản thân họ sẽ tìm cách cho dòng tiền luân chuyển đi nơi khác hoặc ít nhất gởi ngân hàng lấy lãi.
Minz
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.