Trong lá thư gửi ông bộ trưởng hôm 29/10, đại diện ASA một lần nữa nhắc nhở các nhà chức trách Washington về những thách thức của các hiệp hội nông nghiệp tư 🦩nhân Thái Lan liên quan tới vụ kiện chống bán phá giá tôm. ASA cho biết, các hiệp hội này đã đi đến thống nhất về một lệnh cấm nhập khẩu đối với đậu nành và c🍌ác chế phẩm từ đậu nành của Mỹ nếu DOC (Bộ Thương mại) chính thức áp dụng thuế với tôm Thái Lan. "Chúng tôi khẩn thiết đề nghị ngài không nên áp dụng bất cứ loại thuế trừng phạt nào với tôm Thái Lan trong quyết☂ định cuối cùng của mình bởi nó sẽ kéo theo hậu quả khôn lường đối với xuất khẩu đậu nành của Mỹ tới thị trường quan trọng này", Chủ tịch ASA Neal Bredehoeft nhấn mạnh trong thư. Ngoài nguy cơ đối diện với lệnh cấm nhập khẩu, theo ASA, nhu cầu đậu nành ở 6 quốc gia bị kiện bán phá giá tôm cũng sẽ giảm mạnh. Một lượng lớn chế phẩm đậu nành 🅠được dùng để nuôi tôm ở các trang trại của 6 quốc🔯 gia này. Riêng Trung Quốc, năm ngoái, đã nhập 8,29 triệu tấn đậu nành từ Mỹ, tăng 99% so với năm trước đó Bên cạnh những tác động đối với ngành đậu nành, người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi các mức thuế chống bán phá giá vô lý đó. Hiện tôm đang là mặt hàng hải sản số 1 tại Mỹ, với số lượng tiêu thụ bình quân đầu người là 4 pound/năm trong năm 2003. Trong khi đó, hoạt động đánh bắt nội địa chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu trong nước. Đầu năm nay, Washington đã áp thuế sơ bộ với tôm của 6 nước và dự kiến sẽ ra phán quyết cuối cùng vào 29/11 tới (với tôm của Trung Quốc và Việt Nam) và 17/12 (đối với 4 nước còn lại). Trong tháng 1/2005, Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ sẽ cân nhắc lần cuối xem sản phẩm nhập khẩu từ 6 nước có gây thiệt hại về vật chất với ngành sản xuất trong nước hay không📖. Song Linh |