Đề xuất 'Giảm năm đóng BHXH xuống 10 năm' đang nhận được nhiều ý ki𒈔ến tranh luận trái chiều. Cá nhân tôi cho rằng, mấu chốt của vấn đề để giải bài toán BHXH không phải là số năm đóng bảo hiểm, mà nằm ở mức đóng thực tế của các doanh nghiệp.
Một thực tế rất bất cập hiện nay là trong khi thuế thu nhập của người lao động luôn bị truy thu triệt để, không thiếu một đồng, nhưng mức đóng BHXH lại hoàn toàn do doanh nghiệp tự quyết. Hầu hết các doanh nghiệp đều chỉ kê khai lương đóng bảo hiểm cho người lao động ngang mức lương tối thiểu vùng (lương cơ bản). Rất ít nơi khai đủ số tiền lương thực trả cho người lao động. Đóng BHXH ở mức thấp nhất, nên chẳng khó hiểu khi lương hưu người lao động nhận lại sau này luôn dưới chuẩn nghèo.
Thực trạng này xuất phát từ những quy định của Luật Lao động hiện hành còn nhiều kẽ hở, chưa thật sự bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động. Việc các doanh nghiệp tồn tại hai bảng lương khác nhau và chỉ đóng BHXH cho người lao động bằng bảng lương cơ bản (tối thiểu) về lý vẫn đúng luật. Nên dù phần thiệt thòi sẽ thuộc về phía người lao động, vẫn chẳng ai có thể thay đổi được cách làm của công ty.
Bản thân tôi thu nhập trước thuế 700 triệu đồng mỗi năm, phải đóng đủ 150 triệu đồng tiền thuế thu nhập cá nhân, nhưng lương đóng BHXH mà công ty khai chỉ có 5 triệu đồng một tháng. Thử hỏi, với lương đóng bảo hiểm trước giờ chỉ luôn ở mức tối thiểu (loanh quanh 500.000 đồng đến 5 triệu đồng), thì sau này số lương hưu tôi nhận được có đủ tiền ăn sáng hay không?
>> 'Giảm năℱm đóng BHX𓃲H không khiến người lao động chờ lương hưu'
Tôi làm việc liên tục 16-18 tiếng mỗi ngày, không được nghỉ cả cuối tuần, nhưng cứ hễ tăng thu nhập được một chút là phải đóng thuế thu nhập cá nhân hết 30%. Trong khi nếu Luật quy định doanh nghiệp phải đó♔ng BHXH đủ theo lương thực nhận thì có lẽ tôi cũng không phải đóng thuế nhiều như vậy.
Tôi cũng không phải trường hợp duy nhất chịu bất công này. Cả công ty tôi vài chục ngàn nhân viên, mỗi năm đều ý kiến lên nhân sư về vấn đề lương đóng BHXH không đúng thực tế, nhưng rồi vẫn chẳng thay đổi được gì, vì cơ bản họ đâu có sai luật. Chúng ta đang vô tình tạo cho các công ty, doanh nghiệp lách luật bằng cách đăng ký bảng lương đóng BHXH chỉ bằng lương tối thiểu, còn tất cả đưa vào thưởng, lương kinh doanh. Ví dụ, người nhận lương 30 triệu đồng nhưng lương đóng BHXH chỉ là 4 triệu đồng, còn lại 26 triệu đồng là lương thưởng kinh♛ doanh (người lao động phải chịu thuế thu nhập cá nhân)ꦐ.
Ở đây, tôi muốn nói rằng, tôi không phải người giàu có và phải cày cật lực mới có được mức thu nhập đó. Vậy nhưng, tôi p꧑hải đóng thuế thu nhập cao, không sót đﷺồng nào, còn lương đóng BHXH (vốn là quyền lợi của người lao động) thì lại để kẽ hở cho doanh nghiệp lách luật, đóng ở mức rất thấp, gây thiệt thòi cho quyền lợi của người lao động.
Vậy nên, tôi cho rằng, để thay đổi căn bản được những bất cập còn tồn tại khiến người lao động đổ xô rút BHXH một lần, điều quan trọng nhất là phải bắt các doanh nghiệp đóng BHXH cho nhân viên trên mức lương thật. Mức đóng cao hơn, chuyện "lương hưu k𒐪hông đủ sống" cũng sẽ không còn nữa, tuổi già được đảm bảo, người lao động tự khắc sẽ ở lại với BHXH.
Phuong Bui
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.