Thuế thu nhập cá nhân là một trong ba sắc thuế đóng góp lớn nhất cho thu ngân sách nhà nước hằng năm, với 110.000 tỷ đồng, chiếm 10% tổng thu cân đối ngân sách của năm 2021 và chỉ xếp sau hai sắc thuế trụ cột của nền kinh tế là thuế thu nhập do♈anh nghiệp vꦿà thuế giá trị gia tăng (VAT).
Người làm công ăn lư💎ơng, chiếm 50% lực lượng lao động, là đối tượng đóng góp tới 70% nguồn thu. Nhưng chính sách thuế với họ lại chậm điều chỉnh sau hơn chục năm áp dụng Luật thuế thu nhập cá nhân.
Gần đây, Bộ Tài chính lấy ý kiến sửa Luật thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh và nới kh𝓀oảng 🧸cách giữa các bậc thuế suất với thu nhập từ tiền lương, tiền công được cho là nhiều bất cập nhất.
25% lực lượng lao động đang làm công ăn lương thuộc diện phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định, họ được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và giảm trừ gia cảnh..., số còn lại là thu nhập là༒m căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân.
Khoản giảm tr🍰ừ gia cảnh này theo giải thích của cơ quan thuế được xác định bằng "mức chi tiêu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của một người" – là 11 triệu đồng với người nộp thuế và 4,4 triệu với một người phụ thuộc. Con số 4,4 triệu này được xác định bằng 40% so với giảm trừ của bản thân người nộp thuế.
Tuy nhiên, theo khảo sát trong một tuần của VnExpress, với hơn 23.900 độc giả🍎 có mức thu nhập bình quân 22 triệu đồng mỗi tháng, người nộp thuế chi tiêu cho bản thân mỗi tháng hơn 10 triệu đồng nhưng họ tốn ít nhất 7 triệu đồng để nuôi một người phụ thuộc - chiếm 70% mức chi cho bản thân, lớn hơn nhiều so với tỷ lệ 40% mà Bộ Tài chính xác định.
Bà Andrea Godfrey - Thành viên điều hành, Phụ trách bộ phận tư vấn và tuân thủ thuế thu nhập cá nhân KPMG Việt Nam đánh giá mức giảm trừ 4,4 triệu đồn꧅g cho một người phụ thuộc là quá thấp. Chi tiêu thực tế cho một người phụ thuộc không ít hơn đáng kể so với chính bản thân người nộp thuế do phát sinh chi phí lớn như y tế hoặc giáo dục...
Tuy nhiên, đáp lại đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, Bộ Tài chính lập luận rằng,🅠 cá nhân có thu nhập (chưa khấu trừ bảo hiểm, giảm trừ gℱia cảnh, trợ cấp...) tháng dưới 17 triệu đồng (nếu có một người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng (nếu có 2 người phụ thuộc) chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
"Nếu thu nhập lớn hơn 17 triệu đồng và 22 triệu đồng thì số෴ thuế phải nộp cũng rất nhỏ so với thu nhập", Bộ Tài chính lập luận. Lấy ví dụ trong trường hợp cá nhân có một người phụ thuộc, với thu nhập dưới 100 triệu đồng số thuế phải nộp so với thu nhập chưa đến 20%. Với cá nhân có thu nhập ở mức cao trên 100 triệu đồng, số thuế phải nộp mới ở tỷ lệ cao hơn 20%, Bộ Tài chính phản hồi.
Đồng tình rằng việc tăng mức giảm trừ gia cảnh lên vài triệu đཧồng không tác động quá lớn đến thu nhập thực nhận của người dân nhưng theo giới chuyên gia, điều chỉnh "vẫn là cần thiết".
Giả sử, nếu tăng giảm trừ gia cảnh lên 5 triệu, những ngư💯ời đang nộp thuế bậc 1 (dưới 250.000 mỗi tháng) sẽ thành diện không nộp thu🧔ế, còn với những người thu nhập tốt hơn thì tiền thuế được giảm từ 250.000 đến 1,75 triệu đồng mỗi tháng.
Theo luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế "không giúp cuộc sống của người ꦉdân giàu lên" nhưng điều này giúp "tái tạo sức lao động và bữa cơm của họ tươi hơn một chút". Là người có 20 năm kinh nghiệm tư vấn꧒ luật về kế toán, thuế, ông Xoa cho rằng, chính sách này là cần thiết để nuôi dưỡng nguồn thu.
Việc điều chỉnh giảm trừ gia cảnh chỉ theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũ♐ng bộc lộ nhiều bất cập. Rổ hàng hóa tính CPI gồm hơn 700 mặt hàng hiện nay không phản ánh sát biến động giá cả của những hàng hóa, dịch vụ gắn liền với đời sống thực của người lao động. Chưa kể, cách xác định mốc điều chỉnh là khi CPI biến động trên 20% đã được nhà làm luật nghiên cứu vào năm 2004 - thời đi✅ểm lạm phát đang ở mức hai chữ số, ông Xoa nói.
Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc cho rằng, không nên chỉ tập trung vào giảm trừ gia cảnh mà cần điều chỉnh khoảng cách giữa các bậc thuế suất nếu muốn điều tiết th𝔍u nhập, bởi người dân thực tế vẫn được chi tiêu♑ trên phần giảm gia cảnh cộng với phần thu nhập còn lại sau khi trừ thuế.
൲"Nếu như nâng giảm trừ nhưng biểu thuế vẫn như hiện hành thì cũng không có nhiều tác dụng", bà nói.
Bênܫ cạnh đó, theo bà, cần có cái nhìn tổng quan là làm sao quản lý và minh b🐠ạch thu nhập cá nhân tiến tới bình đẳng, tránh tình trạng "chỉ thu thuế được trên người mà cơ quan thuế quản lý được".
Đóng góp vào thuế thu nhập cá nhân gồm có người làm công ăn lương, các chủ cơ sở, những người tự doanh, lao động gia đình hay các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản. Tuy nhiên🎶, cá nhân tự doanh, kinh doanh online, những người chuyển nhượng bất động sản... đến nay vẫn nằm trong diện "khó nắm" với cơ quan quản lý thuế.
Đại diện Tổng cục thuế thừa nhận Luật thuế thu nhập cá nhân ra đời từ lâu nên có nhiều điểm chưa phù hợp. Nhưng chia sẻ với VnExpress, vị này cho rằng, việc điều chỉnh g🃏iảm tr😼ừ gia cảnh không có nhiều ý nghĩa bằng việc điều chỉnh khung thuế suất và khoảng cách giữa các bậc thuế suất.
Bậc | Thu nhập tính thuế | Thuế suất |
1 | Đến 5 triệu | 5% |
2 | Trên 5 triệu đến 10 triệu | 10% |
3 | Trên 10 triệu đến 18 triệu | 15% |
4 | Trên 18 triệu đến 32 triệu | 20% |
5 | Trên 32 triệu đến 52 triệu | 25% |
6 | Trên 52 triệu đến 80 triệu | 30% |
7 | Trên 80 triệu | 35% |
Thực tế từ 2017, Bộ Tài chính cũng từng đề xuất giảm số bậc thuế từ 7 bậc xuống chỉ còn 5 bậc và nới rộng khoảng cách tính thuế ở các bậc ꦐthấp để phù hợp với thực tế, đơn giản, dễ tính toán và tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Nhiều ý kiến từ chuyên gia đều phản ánh biểu thuế lũy tiến từng phần với 7 bậc là quá nhiều. Tuy nhiên sau đó phương án này lại không được duyệt.
Một số chuyên gia hiện nay đề xuất giảm số bậc thuế từ 7 bậc như h♉iện nay xuống còn 5 hoặc 6, t꧂rong đó bỏ bậc thuế cao nhất (35%). Bên cạnh đó theo giới chuyên gia nên nới khoảng cách thu nhập ở các bậc thuế thấp và thu hẹp lại ở các bậc thuế cao.
⛎Ví dụ với bậc thuế suất 5%, nên nới ngưỡng thu𓄧 nhập tính thuế lên từ 0 đến 10 triệu đồng thay vì quy định từ 0 đến 5 triệu đồng như hiện nay. Còn với bậc thuế suất cao như bậc 5 và bậc 6, khoảng cách thu nhập tính thuế nên được rút ngắn lại.
Chính sách thuế theo đó sẽ hỗ trợ người nộp thuế có thu nhập trung bình cũng như tạo ra môi trường thuế cạnh tranh, thu hút đư🔯ợc lực lượng lao động chất lượng cao như giới chuyên gia đóng góp nhiều hơn vào nguồn thu ngꦜân sách.
Quỳnh Trang