Danhua Capital - công ty đầu tư mạo hiểm được hậu thuẫn bởi chính phủ Trung Quốc - đã mạnh tay rót vốn cho một số startup hứa hẹn nhất Thung lũng ꦦSilicon, chủ yếu trong các lĩnh vực máy bay không người lái, trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng. Công ty này có trụ sở ngay༺ bên ngoài Đại học Stanford.
Những công ty như Danhua Capital tại Thung lũng Silicon không chỉ có một. Theo Reuters, có khoảng 20 doanh nghiệp như vậy đang hoạt động tại đây, đa phần liên quan🌞 chặt chẽ với một đơn vị tài chính hoặc tổ chức nhà nước Trung Quốc.
Điều này dấy lên mối lo ngại về an ninh. Đơn cử Danhua Capital, đứng s💮au là tập đoàn Zhongguancun - doanh nghiệp nhà nước có trụ sở tại Bắc Kinh, hiện nắm giữ một số lĩnh vực công nghệ cực kỳ nhạy cảm. Danhua Capital hiện đã đầu tư vào công ty quản lý dữ liệu và bảo mật Cohesity - đơn vị đang nhận nhiều dự án của chính phủ Mỹ, trong đó có Bộ Năng lượng Mỹ và Không quân Mỹ. Tháng 5 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ đã hợp tác với Cohesity để phát triển máy bay không ng𓂃ười lái dùng cho kiểm soát không phận.
Quỹ Oriza Ventures thuộc nhánh đầu tư của chính quyền thành phố Tô Châu cũng đã rót vốn cho🀅 một số công ty khởi nghiệp chuyên về xe hơi và tự lái tꦉại Thung lũng Silicon, hay SAIC Capital (thuộc hãng ô tô quốc doanh Trung Quốc SAIC Motor) đã đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, lập bản đồ và trí tuệ nhân tạo khu phát triển công nghệ hàng đầu nước Mỹ. Ngay cả tổ chức 500 Startups nổi tiếng cũng có phần vốn từ chính phủ Hàng Châu.
Trên thực tế, chính phủ Mỹ chỉ quan tâm các công ty Trung Quốc thâu tóm công ty lớn, trong khi các công ty khởi nghiệp không bị giám sát. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại. "Rất có thể sẽ có các bước chuyển gia▨o công nghệ liên quan đến bí mật an ninh của Mỹ đ📖ang diễn ra trong thế giới khởi nghiệp và điều đó thật nguy hiểm", Stephen Heifetz, cựu nhân viên Ủy ban đầu tư nước ngoài của chính phủ Mỹ (CF⛄IUS), cảnh báo.
Các chín🀅h trị gia Mỹ cũng nghi ngờ ý định của Trung Quốc thông qua đầu tư mạo hiểm. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ năm ngoái cảnh báo rằng nhà đầu tư mạo hiểm Trung Quốc đang tìm cách moi thông tin thông qua vỏ bọc là các khoản tiền đầu tư. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũn🍬g nhận định bản báo cáo "quá rập khuôn và đơn giản".
Theo WSJ, bên cạnh tìm cách lấy thông tin, các quỹ đầu tư mạo hiểm Trung Quốc còn được cho là muốn hút nhân tài tại Thung lũng Silicon. Đầu năm nay, Ye Tianchun - cố vấn về chính sách công nghệ của ch🐷ính phủ Trung Quốc đã có bài phát biểu tại một trung tâm hội nghị ở Thung lũng Silicon, trong đó quảng bá nhu cầu lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc. "Chúng tôi mời tất cả các bạn đến đây để tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới. Chúng tôi có nguồn ngân sách khổng lồ cho công nghệ cao", Ye Tianchun nói.
Hiện các công ty công nghệ Trung Quốc đang ráo riết tuyển dụng nhân tài ở Mỹ, đặc biệt là người gốc Hoa. Những tên tuổi nh🐓ư Alibaba, Baidu... đều đã thành lập các cơ sở nghiên cứu và phát triển tại Thun♍g lũng Silicon.
Trước động thái꧒ trên, ch🧸ính quyền Trump đã bắt đầu có những bước hạn chế, như lên kế hoạch đưa ra luật ngăn chặn các công ty có ít nhất 25% cổ phần của Trung Quốc đầu tư vào các công ty công nghệ Mỹ có tầm quan trọng về chiến lược, hay mở rộng quyền lực của CFIUS, trong đó cho phép cơ quan này ngăn chặn các thương vụ đầu tư nước ngoài vào các công ty Mỹ. Tuy vậy, chúng vẫn chỉ là dự luật và chưa được thông qua.
Các nhà quan sát cho rằng, nếu như Mỹ không sớm có c🦂ác chế tài để kiểm soát đầu tư từ phía Trung Quốc, khả năng cao Thung lũng Silicon sẽ đánh mất vị thế của mình trong tương lai.
Bảo Lâm