Chiếm sự quan tâm của nhiều lao động tại khu chế xuất Linh Trung I (TP HCM) là thông tin tuyển dụng của Công ty may mặc Kollan & Hugo Knit bởi lời chào mời rất hấp dẫn: "Công nhân may có tay nghề vào làm được thưởng 500.000 đồ♒ng".
Đại diện công ty cho biết một lượng lớn lao độn♍g đã nghỉ việc trước Tết trong khi công ty phải chạy gấp đơn hàng. Sự thiếu hụt nhân công đột ngột đã khiến cho việc tuyển rất gấp gáp để nhanh chóng trám vào chỗ thiếu.
Nhưng 🅰tình hình lại không lạc quan. Hiện công ty cần 🍌tuyển khoảng 2.000 công nhân có tay nghề và cả lao động phổ thông để đào tạo khi số người có sẵn tay nghề không tìm đủ. Tuy nhiên, từ sau Tết đến nay, công ty chỉ mới nhận 500-600 người nên vẫn thiếu khoảng 1.200 nữa.
Chính vì vậy, doanh nghiệp phải đăng tuyển dụng rầm rộ nhiều nơi để lấp lỗ hổng thiếu hụt nhân công. Và chiêu thưởng thêm 500.000 đồng cho lao động có 🐲tay nghề là hình thức để lôi kéo, cạnh tranh cùng vớ♉i các đơn vị khác ngay trong khu công nghiệp.
Trước đó, Công ty TNHH Fr𒐪eetrend, khu chế xuất Linh Trung I, cũng rao tuyển 5.000 lao động. Công nhân tại đây còn truyền tai nhau nếu ai giới thiệu thêm một lao động mới làm trong 3 tháng sẽ được công t🐎y thưởng ngay 100.000 đồng.
Băng rôn với dòng chữ "Công nhân may có tay nghề vào làm được thưởng 500.000 đồng" thu hút sự quan tâm đối với người tìm việc. Ảnh: B.H. |
Năm qua, 28 doanh nghiệp thuộc các khu ꦛcông nghiệp, chế xuất tại TP HCM gặp khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, giảm lao động thì một số công ty lại đang "khát" công nhân. Không ít người xin việc mừng rỡ vì nghĩ mình quá may mắn khi mới nộp hồ sơ hôm nay, ngày mai đã đi l🧔àm.
Chân ướt chân ráo vào Nam tìm việc qua lời giới thiệu của bạn bè khi ở quê công ty cắt giảm lao động hàn♛g loạt, chị Trang dù có thâm niên 2 năm trong nghề may vẫn lo lắng cho hành trình tìm việc ở đất Sài Gòn. Thế nhưng, kết quả ngoài mong đợi với chị, mới nộp hồ sơ vào buổi sáng tại công ty TNHH Hamlin Việt Nam, chị đã được thi tay nghề ngay và nhận liền kết quả trúng tuyển công nhân may.
Chị Nhân từ xứ Nghệ vào TP HCM rong ru💙ổi ở các khu chế xuất♔ mấy ngày qua để tìm việc bày tỏ: "Lương cho những thợ phụ, thợ ủi chỉ khoảng 1,3 triệu đồng nên không đủ trang trải chi tiêu". Trong khi đó, nhu cầu công nhân có tay nghề hiện tăng mạnh tại các khu công nghiệp khiến chị nuối tiếc vì đã không vững tay nghề để có thể qua kỳ kiểm tra và vào làm việc ngay như lời chào mời ở nhiều công ty.
Theo công ty TNHH Hamlin Việt Nam, doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng sản xuất nên tuyển rất nhiều công nhân. Những người có tay nghề nếu kiểm tra đạt yêu cầu sẽ đi làm ngay. Người đến đây xin việc đều được phát cho vài tờ rơi để giớ꧒i thiệu đến bạn bè cùng người thân và được hướng dẫn, giới thiệu về những ưu đãi của công ty. Theo đó, mỗi công nhân có tay nghề sẽ có chắc chắn 1,8 triệu đồng một tháng, chưa tính tăng ca và doanh số sản phẩm.
Còn tại công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân, việc tuyển người đã khởi động hơn th𝔉áng nay, nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu. Theo ông Lê Đình Chi, phụ trách nhân sự, công ty hiện thiếu lao động có tay nghề để chạy theo tiến độ các đơn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Đón đầu nguồn cung dôi ra từ những doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất, đóng cửa, ngưng hoạt động trong năm qua, mục tuyển dụng của công ty Bình Tân năm nay có thêm dòng chữ "Sẵn sàn🔯g tiếp nhận số lao động có tay n🅠ghề may quần áo và sản xuất giày dép của các đơn vị giải thể do không có việc làm". Thế nhưng, mục tiêu tuyển khoảng 100 công nhân vẫn chưa hoàn thành.
Dù cần nhiều công nhân, nhưng so với mọi năm, nhu cầu này đã sụt giảm. 🌜Theo đại diện công ty may mặc Kollan & Hugo Knit, hiện công ty cần gấp hơn 1.000 lao động, nhưng dự tính năm nay, tổng số công nhân cần chỉ khoảng 4.00𓄧0-5.000 người, sụt 30% so với mọi năm do nhu cầu nguồn hàng ở thị trường xuất khẩu suy giảm.
Dự kiến năm 2009, 𒈔nhu cầu tuyển dụng tại các khu công nghiệp, chế xuất tại TP HCM chỉ vào khoảng 20.000-25.000 lao động, giảm gần 50% so với năm trước, do các doanh nghiệp ꦐlớn không còn tuyển rầm rộ, ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm các khu chế xuất, khu công nghiệp thuộc Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TP HCM (HEPZA) cho biết.
Bạch Hường