Brazil chứng kiến 84.000 vụ cháy rừng kể từ đầu năm, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2018, theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Vũ 🎃trụ quốc gia. Khoảng một nửa số đó là các vụ cháy ở rừng Amazon - vấn đề trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế và là chủ đề chính được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Biarritz, Pháp.
Theo nhà sinh thái học nhiệt đới Enrique Ortiz, việc Brazil nới lỏn𝔍g các biện pháp bảo vệ môi trường và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã mở ra "chiếc hộp Pandora", dẫn đến một loạt vấn đề đối với môi trường Brazil.
"Cháy r🦩ừng và nạn phá rừng đang gia tăng là tác động từ việc nới lỏng quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai để phục vụ hoạt động kinh tế", ông cho biết.
"Khu vực tư nhân đang hào hứng coi Trung Quốc là khách hàng tiềm năng vì các đòn đánh thuế của Mỹ khiến Trung Quốc phải 𒀰tăng mua hàng từ Brazil. Tổng thống Jair Bolsonaro là người rất chú trọng đến kinh doanh và thúc đẩy sản xuất đậu nành, thịt bò. Bạn có thể tưởng tượng ra được rằng nhiều công ty tư nhân đang thúc giục ông ấy mở cửa ⛎nhiều hơn cho Trung Quốc", Ortiz nói thêm.
Thịt bò và ▨đậu nành là hai sản phẩm trụ cột của kinh tế Brazil. Nông dân Brazil đã tăng cường trồng đậu nành kể từ khi Trung Quốc áp thuế 25% đối với sản phẩm này của Mỹ vào tháng 7 năm ngoái và tẩy chay các nhà cung cấp Mỹ. Đậu nành là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành chăn nuôi lợn, chế biến dầu ăn cũng như trong văn hóa ẩ🏅m thực Trung Quốc.
Bò Mỹ nhậꦑp khẩu vào Trung Quốc cũng chịu mức thuế 25% và nông dân Mỹ có thể sẽ càng khó bán hàng hơn trong bối cảnh Mỹ - Trung liên tiếp tung ra các đòn áp thuế nhắm vào nhau.
Richard Fuchs, chuyên gia tại Viện Công nghệ Karlsruhe ở Đức cho rằng sự gián đoạn nghꦫiêm trọng trong dòng chảy thương mại như vậy sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường, đất đai ở các nước ngoài Mỹ và Trung Quốc. "Nếu các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung tiếp tục đổ bể, nông dân và các nhà đầu tư Brazil sẽ tìm cách chiếm thị phần lớn hơn và đẩy mạnh trồng đậu nành, khiến thêm nhiều khu rừng bị đốt phá để lấไy đất canh tác".
🉐Trung Quốc là nướ💯c nhập khẩu đậu nành nhiều nhất thế giới, chủ yếu từ Mỹ và Brazil. Từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018, Bắc Kinh nhập khẩu hơn 24 triệu tấn đậu nành từ Mỹ và hơn 14 triệu tấn từ Brazil.
Sau các đòn thuế trong chiến tranh thương mại, xuất khẩu đậu nành của Mỹ lao dốc, cò𓄧n Brazil thì tăng mạnh. Từ tháng 10/2018 đến tháng ba năm nay, Brazil xuất khẩ🏅u gần 26 triệu tấn đậu nành sang Trung Quốc, trong khi Mỹ giảm xuống còn 2,7 triệu tấn.
Fuchs và các đối tác nghiên cứu đã dự báo nạn phá rừng sẽ gia tăng do nông dân Brazil tăng cường trồng đậu nành để l🌜ấp khoảng trống mà Mỹ để lại. Trong vài năm tới, diện tích đất phục༺ vụ trồng trọt ở nước này có thể tăng 39%, theo phân tích được công bố hồi tháng ba.
Một phần lớn lượng đất canh tác này có nguồn gốc là những khu rừng hoặc vùng Cerrado, thảo nguyên lớn ở phía nam Amazon. Khi ngày càng nhiều không gian ở Cerrado được dùng để trồng đậu nành, nông dân chăn nuôi gia súc bị đẩy về𒆙 phía bắc, vào sâu trong rừng Amazon và đó cũng là một phần nguyên nhân gây ra cháy rừng.
Nhu cầu của Trung Quốc với thịt bò Brazil đã𒉰 tăng vọt trong thập kỷ qua. Năm 2018, Trung Quốc là nước nhập 20% lượng thịt Brazil xuất khẩu, giá trị khoảng 1,48 tỷ USD.
"Brazil từng có những chính sách tuyệt vời về bảo vệ đất 🦋đai và rừng, nhưng Tổng thống Bolsonaro, người nhậm chức hôm 1/1, lại đang cho phép giảm tiền phạt và nới lỏng quy định với những hành vi xâm phạm môi trường", Ortiz nói.
Diện tích rừng bị phá trong 🥃khoảng thời gian 8/2018 - 7/2꧙019 tăng 15% so với cùng kỳ 12 tháng trước đó. Trong khi riêng tháng 7, con số này tăng 66% đến 1.287 km2.
Mặc dù biện pháp đốt rừng có kiểm soát thường được sử dụng để chuẩn bị đất canh tác, mối liên qua🦂n giữa nạn phá rừng và cháy rừng được nhiều chuyên gia nghiên cứu môi trường thừa nhận.
"Hàng năm đều c🐼ó đám cháy ở những khu vực rừng Amazon đã được giải phóng mặt bằng. Họ cố tình đốt lửa để loại bỏ hết cây trồng của năm trước💞", Thomas Lovejoy, chuyên gia về đa dạng sinh học và khoa học môi trường tại Quỹ Liên Hợp Quốc, nói. "Tình trạng chúng ta đang thấy là số các vụ cháy do phá rừng bất hợp pháp tăng đột biến vào một năm không quá khô hạn".
Lovejoy ch꧑o rằng các biện pháp bảo vệ môi trường yếu kém có nguy cơ làm suy yếu hàng thập kỷ nỗ lực phát triển bền vững của nông dân Brazil và gây tác động tiêu cực với hoạt động thương mại quốc tế của nước này. Một số thương hiệu giày và ꦯquần áo quốc tế đã dọa ngừng mua da thuộc của Brazil vì lo ngại việc sản xuất vật liệu này đã góp phần gây ra vấn đề môi trường.
"Những người nông dân thực sự lo lắng rằng một s𓂃ố thị trường sẽ quay lưng với các sản phẩm nông nghiệp Brazil, vì hành vi của những người chỉ thấy cái lợi trước mắt", Lovejoy nói.
Phương Vũ (Theo SCMP)