Tại họp báo thường kỳ tháng 8 của Bộ Nông nghiệp diễn ra chiều 31/8, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng thanh tra Chuyên ngành cho biết sau khi có thông tin phản ánh việc dùng phổ biến chất cấm trong chăn nuôi tại các địa phương phía Nam, một đoàn công tác đặc biệt đã đến từng tỉnh♔ xem xét tình hình.
Theo đó, tại TP HCM trong 227 mẫu nước tiểu heo giết mổ của 51 lô đã phát hiện 31 mẫu dương tính với chất salbutamol với hàm lượng 80-130ppb trong khi quy định cho phép tồn dư là 🌟20ppb. Tại Đồng Nai, kết quả kiểm tra 44 trong tổng số 22.000 tra🔴ng trại ghi n🅺hận 14 cơ sở có heo dương tính chất cấm, trong khi báo cáo tại Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Bến Tr𓂃e... cũng cho thấy kết quả tương tự.
Đáng chú ý, dù khẳng định𓆏 không sử dụng trong chăn n🎶uôi gia súc, song một số lô thịt có nguồn gốc từ một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn cũng bị phát hiện chất cấm. Theo cơ quan thanh tra, hiện tượng này do sa🏅u khi mua lại heo xuất chuồng cân nặng 80-90 kg từ doanh nghiệp, thương lái đã vỗ béo trong vòng 5-30 ngày bằng chất tăng trọng, khiến cân nặng mỗi con có thể lên đ𒀰ến 120-130kg.
"Rõ ràng họ ꦡphải sử dụng số lượng chất tăng trọng rất lớn", ông Dũng nhận đ🦩ịnh và cho biết thêm thủ đoạn ꦜcủa những người này là﷽ lợi dụng phiếu tiêm phòng khi xuất hàng của công ty để trình cơ quan kiểm dịch. Nếu cơ quan thú ý cơ sở không để ý thì vô tình tiếp tay để đưa thịt heo không an toàn ra thị trường.
"Phía doanh nghiệp cũng thừa nhận chưa giám sát kỹ khâu xuất bán v𝓡à thiếu quản lý tại các cơ sở nuôi gia công. Họ cũng đã đưa phương án để xử lý là mỗi ngày lấy một mẫu nước tiểu và thức ăn ཧđể k🅘iểm tra chất cấm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cam kết giám sát chặt chẽ việc heo xuất chuồng", lãnh đạo Bộ cho biết.
Lý giải nguyên nhân việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi gia tăng thời gian qua, Phó cục trưởng Cục chăn nuôi - Nguyễn Xuân Dương cho rằng giá heo cao và ổn định ở mức 45.000-47.000 đồng mỗi kg thậm chí lên 50.000 đồng khiến không ít người hám lợi. Ngoài ra, c🤪ó không ít trường hợp thương lái ép người 𓄧chăn nuôi nhỏ lẻ dùng chất salbutamol để có tỷ lệ thịt nạc cao.
"Bên cạnh đó, thực tế có sự lơ là, bu♉ông lỏng🅰 quản lý, sự vào cuộc của cơ quan quản lý và lực lượng chức năng địa phương vẫn chậm, không có sự liên kết", vị này cho hay.
Song, theo lãnh đạo Cục chăn nuôi, do mới thử nghiệm định tính nên những số liệu về mẫu dương tính với salbutamol vẫn chưa thể xác thực 100%. Cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra thêm 2 lần, mang lại kết quả cuối ♐cùng để có cơ sở xử lý các trường hợp phát hiện. "Nhưng dù sao số liệu ban đầu về dư chất cấm trong thịt heo cũng đáng báo động", ông Thể nói.
Mở rộng k💟iểm tra, bước đầu cơ quan chức nănဣg đã xử phạt hành chính cơ sở sản xuất thuốc thú y Khoa Nguyên (Đồng Nai) 442 triệu đồng, đình chỉ hoàn toàn hoạt động sản xuất thuốc thú y của cơ sở này. Trong khi đó, Công ty phân phối Cường Phát tại Trảng Bom bị phạt 340 triệu đồng vì kinh doanh 10 loại thức ăn bổ sung dinh dưỡng không có trong danh mục được phép.
Trước đó, dù các cơ quan chức năng nghiêm cấm sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi, song các chất này vẫn xuất hiện nhan nhản𒐪 trên thị trường. Không ít trang trại tại các địa phương phía Naꦆm sử dụng để tăng tỷ lệ nạc cho thịt heo, gây bức xúc trong dư luận.
Chất tăng trọng, tạo nạc là một hợp chất hóa học thuộc họ beta-agonist được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới. Trong đó, salbutamol, cle🎐nbuterol và ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng si𒊎nh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi. Việc sử dụng các loại chất này tồn dư trong thịt sẽ gây ra hội chứng ngộ✱ độc gồm các triệu chứng như: run cơ, tim đập nhanh, tăng huyết áp, căng thẳng, đau đầu, đau cơ, choáng váng, buồn nôn, ói, sốt và ớn lạn. |
Thành Tâm