Ngày 24/12, Sở Lao động và Thương binh Xã hội Hà Nội báo 💞cáo nhanh kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và Quý Mão trong bốn loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; công ty cổ phần có vốn chi phối của nhà nước, doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Năm thứ ba liên tiếp, dân doanh dẫn đầu về thưởng Tết Nguyên đán cao nhất với 400 triệu đồng. Mức thưởng cao nhất ở doanh nghiệp FDI 280 triệu đồng; công ty cꦏổ phần có vốn nhà nước 35 triệu và khối doanh nghiệp nhà nước 20 triệu đồng.
Mức thưởng thấp nhất trong bốn loại hình doanh n��ghiệp dao động ꧃500.000 đồng đến 550.000 đồng.
So với Tết Nhâm Dần, bình quân thưởng năm nay giảm nhẹ 100.000 đồng, xuống mức 3,1-4,1 triệu đồng. Điều này đã được dự báo trước trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp khan hiếm đơn hàng, buộc phải cắt giảm giờ làm lẫn lao động. Chịu ảnh hưởng sâu nhất là các ngành dệt may, da g🃏iày, điện tử, chế biến gỗ...
Mức thưởng Tết Dương lịch 2023 cao nhất ghi nhận ở doanh nghiệp FDI với 125 triệu đồng; công ty cổ phần góp vốn nhà nước 70 triệu đồng; doanh nghiệp dân doanh 29,2 triệu và doanh nghiệp 🌊toàn bộ vốn nhà nước 3,2 triệu đồng.
FDI cũng là khối dẫn đầu về tiền lương bình quân của lao động, đạt 7,4 triệu đồng mỗi người một tháng. Tiếp đến là lao động doanh nghiệp vốn nhà nước 7🧸 triệu đồng; công ty cổ phần góp vốn nhà nước đạt 6,95 triệu đồng và khối dân doanh 6,8 triệu đồng.
Thưởng Tết không phải là khoản cứng có trong quy định của luật lao động, không bắt buộc có mà phụ thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hà Nội có 10 khu công nghiệp, chế xuất, thu hút hơn 170.000 công nhân làm việc. Trong bối cảnh doanh nghiệp bị cắt giảm hàng loạt đơn hàng, Hà Nội không chịu ảnh hưởng nặng nề như các tỉnh phía Nam song tới đầu tháng 12 vẫn 𓂃có khoảng 2.000 công nhân điện tử bị giảm giờ làm.
Hồng Chiêu