Mục đích là khi kết thúc mỗi học kỳ, ban ph♐ụ huynh không phải đến phát phần thưởng tại lớp nữa, chỉ cần ngồi nhà thao tác chốc lát trên điện thoại là có thể chuyển khoản tiền thưởng cho các cháu luôn, nhanh và gọn.
Lác đác có phụ huynh phản đối. Làm thế thì khác gì một cú chuyển khoản nối dài: từ tài khoản cha mẹ sang tài khoản của ban🀅 phụ huynh, rồi từ tài khoản của ban phụ huynh sang tài khoản của con. Không có phần thưởng, thì không có lễ trao thưởng, không có tấm ảnh nào làm kỷ niệm, và tất nhiên không có bất kỳ lời động viên, khích lệ nào được nói ra, sau nhiều tháng ròng rã các cháu họꦬc hành vất vả.
Ý tưởng không được 100% cha mẹ đồng thuận, nên nó không trở thành hiện thực. Trong cuộc họp đó, phụ huynh cũng đưa ra nhiều đề xuất khen thưởng cho các cháu, thay vì chuyển khoản hoặc dùng tiền mặt. Một trong số đó là phụ huynh đặt mua sách, thầy cô chủ nhiệ🔴m và các bộ môn sẽ viết tặng lên sách để các cháu vừa đọc vừa giữ làm kỷ niệm.
Ban phụ huynh gần 10 người nghe xong, lo ngại không ai đủ thời gian đi mua và chuẩn 🔯bị từng ấy suất quà. Thôi thì "sau này" sẽ hiện thực hóa ý tưởng tặng quà, còn trước 𓆉mắt vẫn cứ là tiền.
Cái "sau này" ấy chẳng bꦬao giờ trở thành hiện thực, bởi con tôi vừa kết thúc lớp 12 hồi tháng 5 năm nay. Nửa tháng nữa, cháu sẽ bước vào cổng trường đại học. Những cuốn vở - phần thưởng học sinh giỏi của cháu suốt từ năm lớp 1 đến giờ - vẫn chưa dùng hết. Tất cả các trường mà cháu từng học đều phát thưởng bằng vở, do nhà trường đặt in, có ảnh và thông tin giới thiệu trường, trong một số dịp còn🌜 có phong bì, lấy ngân sách từ quỹ cha mẹ học sinh. Năm nào cũng giống năm nào nên với cháu, phần thưởng học sinh giỏi, dù ít nhiều có giá trị sử dụng, hoàn toàn không bất ngờ, không mang nhiều tình cảm từ cha mẹ thầy cô, càng không có ý nghĩa sâu sắc.
Ở trường là thế, ở nhà cũng chỉ khá hơn một chút. Rất nhiều gia đình thưởng cho con luôn bằng tiền, tiết kiệm được thời gian. Có điều kiện hơn, thì cho con đổi điện thoại mới, máy tính mới, tai nghe mới. Không ph♌ải gia đình nào cũng có thể thưở🦩ng cho con bằng thời gian, công sức, tâm ý của bản thân.
Vậy tóm lại, phần thưở🌳ng có cần thiết không, và thưởng cái gì mới là hợp lý?
Tự cổ chí kim, con ngưꦺời luôn khao khát p൲hần thưởng. Sự tưởng thưởng sẽ tạo ra những chất dẫn truyền thần kinh tích cực trong não bộ, khiến con người phấn khích, hứng khởi, có động lực học tập và làm việc tốt hơn. Nhưng nếu chỉ thưởng bằng tiền, hiệu quả sẽ không lâu dài. Thưởng bằng vinh dự, bằng danh vị, bằng sự trọng vọng; hoặc ở quy mô nhỏ hơn, thưởng bằng những vật phẩm phù hợp với người nhận, sẽ có tác dụng hơn rất nhiều trong việc kéo dài và nâng cao động lực làm việc của họ.
Đầu thập niên 1970, tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), Edward Deci đã công bố một trong những thí nghiệm tâm lý học kinh điển về tác động của tiền thưởng♛ đối với hành vi con người. Kết quả cho thấy, tiền thưởng có thể kích thích ngắn hạn, nhưng hiệu quả qua đi rất nhanh, giống như café chỉ mang lại sự tỉnh táo chốc lát. Theo Deci, những ai quan tâm đến việc phát triển và tăng cường năng lực nội tại ở trẻ em và người lao động không nên tập trung vào các hệ thống kiểm soát bên ngoài như phần thưởng bằng tiền.
Thậm chí, thưởng không đúng cách còn 🥃có tác dụng ngược, khiến trẻ mất đi động lực, khinh thường phần thưởng, hoặc trở nên quá mức thực💝 dụng, coi trọng động tiền.
Thời nay, trong xã hội sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ muôn màu, chúng ta có vô vàn cơ hội để lựa chọn, để thay cho tiền; hoặc để đa dạng hóa phần thưởng, nhằm tạo sự háo hức, bất ngờ chꦗo con trẻ.
Bằng vật chất, có thể thưởng cho trẻ những vật dụng giúp các cháu mở rộng tri thức, nối dài trải ngh༺iệm, tăng cường thể lực và trí tuệ, như tặng sách, đặt tạp chí dài kỳ, tặng vé tham quan bảo tàng - di tích, thẻ đi bơi theo tuần ꩲhoặc tháng, ván trượt, xe đạp...
Cao hơn một bậc, có thể thưởng cho các cháu những cơ hội mà cháu cần có hoặc luôn khao khát. Ví dụ một khóa học đàn, học vẽ, học nhảy, học lập trình, học nấu ăn hoặc pha chế đồ uống... trong đó các cháu được chọn điều mình muốn theo đuổi mà không phải chịu bất kỳ áp lực thành tích nào từ gia đình. Những cơ hội ấy sẽ mang lại cho cu🃏ộc sống của các cháu những sắc màu phong phú hơn và tương lai rộng mở hơn rất nhiều so với một vài con số trong tài khoản.
Thêm nữa, cha mẹ có thể thưởng cho con thời gian, công sức của chính mình: cùng con tham gia một liveshow của thần tượng, cùng chơi một môn thể thao, cùng đi một chuyến du lịch do chính con🀅 thiết kế, tìm hiểu và dẫn 🅘đường... Những trải nghiệm này cho con nhiều cảm xúc và kinh nghiệm đáng giá mà con có thể tận hưởng lâu dài, cũng như giúp con hiểu được lòng cha mẹ.
Trong nhiều năm liền, bố tôi thường xuyên đưa các cháu đi phố sách, không chỉ cuối mỗi học kỳ mà cả vào các dịp lễ Tết. Mỗi lần đến đó, cụ lạ♔i khoát tay: "Các cháu muốn mua sách gì cứ chọn thoải mái, không giới hạn, ông bao tất!". Rồi cụ hộ tống lũ trẻ cả một buổi đi khắp các tiệm sách, không than mệt than ốm, không giục giã câu nào. Thế giới sách, đối với trẻ thơ, là vô tận. Không một ai có thể biết hết thế giới ấy có những bất ngờ gì, và do đó, nó là một loại phần thưởng không thể đoán 🎶trước, càng không thể khám phá hết. Kết thúc mỗi lần đi chơi, mỗi cháu khệ nệ mang về cả chồng sách, rất phấn khởi. Dù sau đó có thể không đọc hết từng cuốn, nhưng cảm giác được khám phá, được vùi mình vào sách, và được đối xử dịu dàng, rõ ràng ấn tượng hơn rất nhiều so với việc cầm một cái phong bì nhẹ hẫng.
Tất nhiên, phần thưởng chỉ có sức mạnh khi bản thân người nhận coi trọng nó. M𒐪ột năm học mới sắp bắt đầu, lựa chọn thưởng cho con cái gì, cần dựa trên sự hiểu biết của thầy cô, cha mẹ đối với con, và cũng cần dựa vào tấm lòng của người trao thưởng.
Trịnh Hằng