Với số tiền này, ông phải nộp 56% thu nhập c𓂃ủa mình, tức gần 4.500 euro, thuế thu nhập cá nhân. Nhiều người Đan Mạch phải đóng thuế theo m🔯ức này, và cũng như thầy giáo tôi, họ không mấy phàn nàn về tỷ lệ trên trời đó.
Tôi nhớ lại𝐆 chuyệ🌊n này khi theo dõi thái độ bất mãn gần đây, liên quan đến việc thưởng Tết bị đánh thuế theo luật thuế thu nhập cá nhân. Nhiều người cho biết, sau khi bị khấu trừ, số tiền tiêu Tết còn lại chưa được một nửa. Một số còn kêu gọi giảm thuế thu nhập cá nhân xuống, thậm chí đến mức ngang với thuế doanh nghiệp (đang là 22%).
Tôi hiểu sự bất mãn của những người làm công ăn lương, như tôi, khi thấy một phần công sức của mình bị xén bớt cho thuế. Nhưng tôi cho rằng, vấn đề gây bức xúc lớn k🥂hông nằm ở thuế suất.
Mức thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam không phải là quá cao. Cách tính thuế “luỹ tiến” với mức thu nhập cao nhất chịu thuế 35% (trên 80 triệu đồng) chỉ nhỉnh hơn một chút so với những nước trong khu vực (Thái Lan cũng có cùng mức cao 🐼nhất 35%, Philippines 30%). Con số này còn thấp hơn nhiều so với các “Con rồng” châu Á là Nhật Bản (55%) hay Trung Quốc (45%), chưa kể đến các nước có mức thuế cá nhân khủng khiếp như ở Bắc Âu như trường hợp người thầy của tôi.
Tâm lý của mọi người, tất nhiên, là thuế càng ít càng tốt. Nhưng thuế là nguồn thu chính yếu để vận hành bộ máy nhà nước, cung cấp những dịch vụ công thiết yếu để bảo vệ và làm điểm tựa cho xã hội phát triển. Nếu không có thuế, chúng ta sẽ chỉ bi𒈔ết trông chờ vào viện trợ, như của Nhật Bản trong chuyến thăm mới đây của Thủ tướng Abe, để có những con tàu tuần tra bảo vệ biển Đông.
“Nộp thuế là quyền🍎 lợi và nghĩ🌄a vụ của công dân” nghe có vẻ là một câu khẩu hiệu giáo điều, nhưng rất chính xác với thực tiễn.
Vấn đề của chúng ta nằm ở hai câu hỏi: liệu đánh thuế ꦺđã đúng và đủ người hay chưa, và thuế có sử dụng đúng mục đích không. Gói gọn lại, đó là chuyện công bằng thuế.
Ở câu hỏi thứ nhất, có lẽ nhiều người đồng ý rằng việc thu thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, hiện chỉ đang “nắm kẻ có tóc”. Cơ quan thuế chỉ có thể tiếp cận được những khoản thu chính thức của người làm công ăn lương như tiền lương, thù lao, thưởng Tết… trong khi chưa có giải pháp chống thất thu 🌠ở các giao dịch ngoài luồng như chuyển nhượng đất đai hay chứng khoán.
Hơn nữa, việc đánh thuế cao với thu nhập từ lao động, ngược lại giữ tỷ lệ rất thấp các khoản thu nhập bất thường, là một sự phân biệt đối xử bất công. Nếu trúng Vietlott 92﷽ tỷ đồng, bạn sẽ chỉ phải trả 10% tiền thưởng để đóng thuế, tương đương mức thuế suất cho ngưỡng thu nhập chịu thuế thấp thứ nhì, 10 triệu đồng/tháng. Phiên bản Vietlott ở Mỹ có mức thuế suất với giải thưởng là 39,6%.
Một “hố đen” của ngành thuế là khu vực kin⛦h doanh không đăng ký, hay kin⛦h tế phi chính thức, vốn có quy mô rất lớn ở Việt Nam (có tổ chức ước đạt khoảng 20% GDP). Do không đăng ký, cơ quan thuế gần như mất kiểm soát việc đóng thuế của toàn bộ khu vực này. Theo một nghiên cứu của World Bank, quy mô khu vực phi chính thức nếu chiếm từ 17,6% GDP đến 35,7% GDP thì mức độ thất thoát nguồn thu thuế tương ứng từ 3,5% GDP đến 6,1% GDP. Khi “quy ra thóc”, con số này có thể lên đến hàng tỷ USD.
Vấn đề thứ hai là việc sử dụ🍨ng thuế. Xét một mức độ nào đó, người dân là khách hàng trả tiền bằng thuế để đổi lại những dịch vụ mà nhà nước cung cấp. Khi “khá♛ch hàng” cảm thấy sản phẩm mang lại chưa tương xứng với mức tiền bỏ ra, tất yếu họ sẽ tìm cách trả ít tiền hơn.
Chúng ta sẽ hiểu cảm giác này lúc bước chân khỏi văn phòng, vật lộn trong bầu không khí ô nhiễm nặng nề và những con đường kẹt không lối ra; lúc nghe tin về những đại án gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế; hay phong trào xây quảng trườnꩲg - tượng đài,🦹 sau khi phải nộp một phần không nhỏ thưởng Tết cho cục thuế.
Mức độ hài lòng về cách sử dụng thuế cũng giải thích vì sao những người Bắc Âu không vì mức thuế cao mà di cư ồ ạt sang nơi có mức thuế thấp hơn. Bởi họ thấy số tiền bỏ ra để đổi lấy nền y tế, giáo dục, và những dịch vụ công tiên tiến khác là đáng đồng tiền bát gạo. Trong khi những người có điều kiện ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, di chuyển theo chiều ngược lại🐓.
Đóng thuế đã và sẽ luôn là câu chuyện phức tạp, vì nó liên quan rất trực😼 diện đến quyền lợi mỗi cá nhân. Nhà vật lý đại tài Albert Einstein từng phải thốt lên rằng thuế thu nhập là thứ còn khó hiểu hơn thuyết tương đối. Tôi chỉ mong rằng, sự phức tạp không ngăn cản việc thiết lập một hệ thống thuế thu nhập cá nhân công bằng hơn.
Công bằng, với nhiều người, chỉ là đánﷺh thuế xứng đáng với gia tài của những người đeo mặt nạ lên nhận giải thưởng, thay vì tập trung bào mòn mồ hôi nước mắt của người lao động.
Nguyễn Khắc Giang