Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, nền kinh tế của Nga rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình khó khăn buộc người Nga phải bán nhiều khí tài quân sự để đổi lấy nhu yếu phẩm thường ngày. Một trong những thương vụ nổi tiếng nhất là hợp đồng đổi tiêm kích Su-27 Nga lấy áo khoác da chó Trung Quốc, được hé lộ trong bộ phim tài liệu do kênh Wings of Russia thực hiện.
Cuối năm 1991, sau quá trình đấu tranh với quân đội Nga, Phòng Thiết kế Sukhoi quyết định xuất khẩu dòng máy bay tiêm kích Su-27 ra nước ngoài để đảm bảo nguồn tài chính nuôi sống nhân viên, cũ𝄹ng như bả🌺o vệ hạ tầng kỹ thuật trước nguy cơ phá sản.
Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên mua máy bay Su-27 vào năm 1991, theo Global Security. Khi đó, nhu yếu phẩm tại Nga đang rất khan hiếm, các mặt hàng thiết yếu nhất là đèn pin, phích nước và á🦹o khoác mùa đông. Trước tình thế này, ban lã🐼nh đạo Sukhoi đã đề xuất đổi 10.000 áo khoác da chó lấy một lô máy bay Su-27. Chính quyền Bắc Kinh đồng ý và ký hợp đồng với Sukhoi.
Đại tá Du Wenlong, chuyên gia quân sự Trung Quốc, cho biết họ đã gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu của ♛phía Nga, bởi mỗi chiếc áo khoác như vậy cần tới bộ da của 18 con chó. Trong mùa đông năm 1991, toàn bộ số chó ở các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông... đã bị giết để lấy da làm áo, với tổng số chó bị giết có thể lên tới hơn 180.000 con.
Các cựu lãnh đạo Sukhoi kể về thương vụ đổi tiêm kích Su-27 lấy áo khoác
Lô đầu tiên gồm 24 chiếc Su-27 được Nga bàn giao cho Tru♉ng Quốc vào cuối năm 1992. Tuy nhiên, ngay khi hợp đồng hoàn tất, số áo khoác dùng để thanh toán cho Sukhoi bị đánh cắp. Điều đó khiến người Nga tức giận và quyết định chỉ giao dịch b๊ằng tiền USD trong các thương vụ tiếp theo.
Tổng cộng đã có 48 máy bay Su-27 được Nga sản xuất và bàn gia൲o cho Trung Quốc trong giai đoạn 1992-1996, với tổng giá trị đơn hàng vào khoảng 1,7 tỷ USD. Tới nay, Trung Quốc đang sở hữu 75 máy bay Su-27 và hơn 205 chiếc J-11, phiên bản sao chép trái phép của dòng Su-27.