Ông Per Enerud, phát ngôn viên B🅘ộ Ngoại giao Thụy Điển, ngày 19/3 xác nhận Stockholm đã triệu đạ💧i sứ Nga tại nước này. "Đúng thế", ông Enerud nói với AFP.
Động thái diễn ra sau khi Moscow cáo buộc Stockholm có thể sản xuất chất độc được dùng trong vụ đầu độc cựu điệp viên N🅺ga Sergei Skripal và con gái ông ở Anh hôm đầu tháng. Hai cha con ông S🅠kripal bị phát hiện bất tỉnh tại một bãi đỗ xe ở quận Salisbury do phơi nhiễm chất độc thần kinh🌱. Các nhà nghiên cứu Anh xác định chất độc được dùng trong vụ tấn cô💫ng là Novichok, hợp chất Liên Xô từng nghiên cứu và phát triển vào thập niên 1980.
Hôm 17/3, bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ꧋Nga, bày tỏ nghi💦 ngờ Novichok nhiều khả năng xuất phát từ Anh, hoặc có thể Cộng hòa Czech, Slov🐠akia, Thụy Điển hoặc Mỹ. Bà Zakharova cho hay một lượng lớn các nhà khoa học Liên Xô đã chuyển sang phương Tây sinh sống và ꧑mang theo "công nghệ mà họ nghiên cứu", ám chỉ chất Novichok.
Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom đã lập tức bác bỏ trên T꧟witter, cho rằꦦng cáo buộc của Nga là điều "không chấp nhận được và vô căn cứ". Bà Wallstrom nhấn mạnh Nga nên trả lời꧟ câu hỏi của A🌼nh, thay vì "chĩa mũi nhọn" vào Thụy Điển. Các quan chức của Czech và Slovakia cũng bác bỏ cáo buộc của Nga.
Ông Skripal từng phục vụ nhiều năm cho cơ quan tình báo Nga trước khi tình báo Anh tuyển mộ năm 1995. Năm 2004 ông bị lực lượng an ninh liên bang Nga bắt, xét xử và bu▨ộc tội phản quốc. Năm 2010, ông được bàn giao cho Mỹ trong một thoả thuận trao đổi những người bị bắt với tội danh gián điệp. Cùng năm đó, Skripal sang Anh định cư.
Căng thẳng ♑giữ🗹a Anh và Nga đang gia tăng, khi London thông báo trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga, đình chỉ các liên lạc cấp cao với Moscow để phản ứng sau vụ đầu độc ông Skripal. Thủ tướng Anhꦦ cảnh báo sẽ có biện pháp bổ sung. Đáp lại, Nga cũng th෴ông báo trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh và đóng cửa Hội đồng Anh tại nước này.
Khánh Lynh