Trong poster phim, siêu mẫu diện bộ phượng bào, thể hiện hình ảnh Dương Vân Nga trong ngày cưới và cũng là ngày lên ngôi hoàng hậu. Trang phục nặng 9,5 kg, gồm năm lớp áo giao lĩnh lớn, nhỏ từ trong ra ngoài, đi cùng hai lớp váy. Thiết kế cầu kỳ cùng dáng áo thụng với tay áo d🧸ài rộng, thể hiện vị trí tôn quý của người mặc trong xã hội bấy giờ.
Thanh Hằng nói về cảm nhận khi khoác trang phục của nhân vật: "Người mặc phượng bào không chỉ khoác lên mình sức nặng của trang phục mà còn gánh trên vai trọng trách đối với triều đình, đất nước". Nhà thiết kế hàiไ ♋lòng với thần thái của Thanh Hằng khi chụp first look poster.
Theo Thủy Nguyễn, phượng bào được lên ý tưởng dựa trên nghiên cứu cᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚủa cô qua nhiều tư liệu lịch sử, kết hợp với yêu cầu của đạo diễn về nhân vật sáng tạo củ♏a bản thân. Cô đặt tiêu chí thể hiện được quyền uy của nhân vật, đẹp và không tạo cảm giác quá cũ kỹ cho người xem, dù phim về thời xưa.
Trang phục mất sáu tháng để hoàn thành. Các họa tiết hoa quỳnh và sen được thêu tay toàn bộ, mất khoảng 1.000 giờ công. Hoa quỳnh là chi tiết liên quan đến hình tượng nhân vật trong kịch bản, còn sen là hình ảnh xuất hiện trong nhiều nơi thờ Thꦜái hậu Dương Vân Nga. Hai loài hoa biểu trưng cho sự thuần khiết, giúp trang phục toát lên nét thuần Việt.
Thanh Hằng quyết định làm phim về Thái hậu Dương Vân Nga sau lần viếng thăm một nơi thờ cúng bà hai năm trước. Cô nói bị thu hút bởi những nhân vật có tính cách mạnh mẽ, quyết liệt, giàu lòng ♕trắc ẩn. Cô phát triển dự án với vai trò diễn viên chính lẫn đồng sản xuất để chủ động thể hiện ý tưởng.
Siêu mẫu cũng muốn thử sức với vai mới trong bối cảnh phim Việt chưa nhiều tác phẩm điện ảnh về các nhân vật kiệt xuất trong lịch sử. Cô và êkíp kỳ vọng khắc họa phần nào chân dung Thái hậu Dương Vân Nga lẫn không khí hào hùng của đất nước thời điểm đó. Đạo diễn phim là Lý Minh Thắng - từng hợp tác với Thanh Hằng trong phim Mẹ chồng (2017). Phim dự kiến bấm máy đầu năm 2021.
Dương Vân Nga là hoàng hậu của hai vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong lịch sử Việt Nam - Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê. Cuộc đời bà từng được dựng thành tác phẩm cải lương Thái hậu Dương Vân Nga - ra mắt năm 1977 tại đoàn cải lương Thanh Minh -Thanh Nga (tác giả Hoa Phượng - Chi Lăng - Hoàng Việt - Thể Hà Vân, phỏng theo kịch bản chèo của Trúc Đường, đạo diễn Chi Lăng). Vở kể lại giai đoạn sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, Thái hậu Dꦯương Vân Nga nắm quyền nhiếp chính, rồi trao lại long bào cho Thập đạo 🅠tướng quân Lê Hoàn. Ông lên ngôi, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập nên nhà Tiền Lê, đánh tan quân Tống.
Vân An