Nguyễn Thụy Vân sinh năm 1986 ở Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, đoạt giải Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2008 (năm Thùy Dung đăng quang). Sau cuộc thi, cô trở thành MC, biên tập viên Đài Tr🐓uyền hình Việt Nam. Người đẹp kết hôn năm 2010, có một con trai.
- Kết hôn đã 10 năm nhưng chị vẫn không công khai chồng, vì sao vậy?
- Tôi là phụ nữ, đôi lúc rất muốn đăng hình ảnh người đàn ông của mình lên trang cá nhân, khoe với người thân, bạn bè. Thế nhưng chồng phản đối điều đó. Anh thường nói: "Anh không thích lộ mặt cùng em đâu. Đi đến đâu người ta lại chỉ trỏ: 'Chồng Á hậu Thụy Vân đấy', rất🃏 phiền phức. Anh làm kinh doanh, không muốn khi gặp gỡ đối tác, họ bị phân tán bởi những chuyện như vậy". Tôi tôn trọng chồng nên đồng ý. Mỗi khi đăng ảnh cả nhà, tôi phải che chắn cẩn thận, đưa cho anh xem trước.
Việc này dẫn đến nhiều đồn thổi. Một số bạn bè từng nhắn tin hỏi tôi l🙈y hôn rồi à. Nhiều lần, mẹ tôi bị hàng xóm kéo tay lại hỏi: "Ơ thế cái Vân bỏ chồng rồi à". Còn mẹ chồng tôi phải dẫn mấy người bạn lên tận phòng ngủ của hai đứa: "Đây, quần áo của nó đây, túi xách, giày dép ở đây hết. Hai đứa chúng nó vẫn sống với nhau bình thường, không có chuyện gì cả". Ban đầu, gia đình tôi cảm thấy khá bực bội nhưng dần quen, không còn để bụng.
- Điều gì giúp anh chị giữ lửa hôn nhân?
- Chúng tôi có sự tôn trọng, thấไu hiểu nhau. Cả hai đều ham học hỏi, cầu tiến. Chồng tôi tốt nghiệp ngành xây dựng nhưng thích tìm hiểu kiến thức về kinh tế - ngành học của tôi. Khi tôi học thạc sĩ, anh thường photo tài liệu của vợ để đọc. Điều đó truyền cho tôi rất nhiều cảm hứng, động lực trong cuộc sống. Khi thấy tôi stress, căng thẳng vì công việc, anh luôn nói: "Anh thấy em đã làm rất tốt rồi". Ngược lại, khi tôi có thái độ tự mãn, anh hay chê để vợ rút kinh nghiệm.
Chồng tôi không phải người lãng mạn. Anh ấy thực tế nhưn✅g chân thành, biết quan tâm đến vợ. Sống với nhau lâu, chúng tôi không còn câu nệ hình thức, phải tặng quà đúng dịp này dịp kia. Thế nhưng sắp đến 20/10, anh ấy vẫn hỏi tôi: "Em thích anh tặng em một khóa học golf hay thẻ tập gym nào?".
- Anh chị làm gì mỗi khi mâu thuẫn?
- Cặp vợ chồng nào cũng không thể tránh khỏi những lúc "xô bát xô đũa". Chúng tôi đặt ra quy tắc "một người nóng, người kia phải lạnh". Trong lúc căng thẳng, một trong hai phải bình tĩnh phân tích tình huống, cái đúng cái sai của mỗi người. Nếu vẫn không thể hòa giải, chúng tôi tránh đối thoại trực tiếp, trao đổi qua tin nhắn để giữ bình tĩnh. Tôi là phụ nữ đã trưởng thành, không còn nhõng nhẽo hờn giận. Nếu sai, tôi sẵn sàng xuống nước xin lỗi c♌hồng.
- Cùng lúc làm biên tập viên ở đài truyền hình, kinh doanh spa và những công việc khác, chị thu xếp chăm sóc gia đình thế nào?
- Tôi chỉ có thể giành 40% thời gian, sức lực cho gia đình, 60% còn lại dà๊nh cho công việc. Ông xã tôi làm kinh tế tốt, có thể lo cho vợ con nhưng vẫn tôn trọng sự nghiệp, đam mê của vợ. Chỉ duy nhất một lần hồi hai năm trước, khi tôi phải nằm viện một tháng điều trị bệnh phổi, anh ấy nói: "Hay em nghỉ là♕m đi, ở nhà anh nuôi".
Tôi may mắn có ông bà nội, ngoại hỗ trợ. Những lúc hai vợ chồng quá bận rộn, bà nội, bà ngoại chăm sóc bé Tony. Dịp lễ Tết, mẹ thậm chí chuẩn bị đồ cúng mang sang cho tôi. Bé Tony năm nay tám tuổi, tự lập và thông minh. Tôi và ông xã tạo điều kiện cho con học ở môi trường quốc tế. Hàng tuần, chồng tôi sắp xếp đi học đá bóng, đán🌱h golf để hai bố con có sự kết nối. Tôi đưa bé đi học đàn, học vẽ để tâm hồn con rộng mở. Dù bận đến mấy, vợ chồng tôi cố gắng về ngủ với con mỗi tối. Đến nay, Tony vẫn giữ thói quen ôm mẹ khi ngủ. Nếu biết mẹ sắp về nhà, con nhất định chờ.
- Dự định sinh thêm con của chị thế nào?
- Tony rất thích có em, thường xuyên hỏi tôi một cách hóm hỉnh: "Bao giờ mẹ sẽ sinh tiếp người con thứ hai của mẹ", khiến hai v💜ợ chồng bật cười. Tôi cân nhắc điều này trong một, hai năm tới. Cũng giống như nhiều phụ nữ khác từng trải qua một lần sinh nở, tôi sợ hãi nhiều điều - sự đau đớn, bề ngoài xuống sắc. Hồi mới sinh Tony, tôi phải ăn thật nhiều để đủ sữa cho con rồi sau đó phải nỗ lực giảm cân rất nhiều. Tôi cảm thấy sa🎶u mỗi lần có em bé, phụ nữ phải mất ít nhất ba năm để có thể bắt nhịp trở lại với công việc, xã hội. Tuy nhiên, tôi chấp nhận đánh đổi vì rất thích gia đình đông con.
- Sau 12 năm đoạt ngôi Á hậu Việt Nam 2008, chị nhiều lần bị công chúng đánh giá là nhạt. Chị nghĩ sao?
- "Nhạt" là từ khán giả dễ dàng♏ gán cho các hoa hậu, á hậu. Thực tế, khi bước ra từ cuộc thi, chúng tôi đều là những cô gái mới 18, đôi mươi, còn loay hoay khônℱg biết thể hiện bản thân thế nào. Thế nào là mặn hay thế nào là nhạt? Không ai có thể định nghĩa rõ ràng. Với tôi, tôi tự hào vì mình giữ hình ảnh đẹp, không có scandal. Theo đuổi nghề dẫn chương trình, tôi nghĩ mình có cá tính riêng mới được khán giả yêu mến, đắt show sự kiện.
- Trở lại với Hoa hậu Việt Nam 2020 trên cương vị giám khảo, chị trăn trở điều gì?
- Năm nay, ban giám khảo chúng tôi dành điểm cộng khá cao cho nh🏅ững thí sinh có học vấn tốt, bên cạnh những tiêu chí khác về khuôn mặt, hình thể, kỹ năng catwalk. Trước Hoa hậu Việt Nam, tôi chấm nhiều cuộc thi khác nhưng không căng thẳng. Điều tôi và các giám khảo khác lo sợ nhất là loại nhầm những người đẹp xứng đáng.
Vì Covid-19, Hoa hậu Việt Nam là sân chơi sắc đẹp lớn duy nhất trong năm. Á🌊p lực của ban giám khảo vì thế càng tăng do phải chọn ra người thực sự xứng đáng. Trong quá trình đồng hành thí sinh, tôi luôn nhắc nhở các bạn ấy: "Hoa hậu không phải một nghề. Bước ra từ cuộc thi, các bạn có thể làm MC như Thụy Vân, làm người mẫu, diễn viên hay bất cứ công việc gì có ích. Danh hiệu là một bệ đỡ tốt nhưng không phải là thứ để dựa dẫm và kiếm sống".
Hà Thu