Trả lời:
Vaccine ngừa HPV G✤ardasil và Gardasil 9 ra mắt lần lượt vào năm 2006, 2014. Cả hai trải qua nhiều năm 💝thử nghiệm, trước khi được FDA (Mỹ) cấp phép. Tiếp đó, vaccine được giám sát tính an toàn bởi CDC (Mỹ), FDA và nhiều nước trên toàn cầu.
Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy vaccine H⭕PV khôn♊g làm mãn kinh sớm, chậm kinh, gây vô sinh hay ảnh hưởng quá trình dậy thì của trẻ.
Tại Mỹ, một nghiên cứu trên 44.000 người cho thấy, sau tiêm ngừa vaccine HPV, cả nam và nữ không gặp phản ứng nặng hơn dự kiế༺n. Các triệu chứng phổ biến là đau, đỏ hoặc sư🐓ng tại nơi tiêm, đau cơ, sốt, đau đầu hoặc mệt mỏi.
Hiện chỉ một số trường hợp không được chỉ định tiêm ngừa vaccine HPV, gồm: phụ nữ mang thai, người bị dị ứng với thành phần của vacci⛎ne hoặc dị ứng nặng sau tiêm mũi đầu. Người mắc bệnh cấp tính, rối loạn đông máu vẫn có thể chủng ngừa khi được điều trị ổn định.
Nếu không thuộc các nhóm chống chỉ định, bạn có thể an tâm tính an toàn của vacci🐎ne. WHO cũng khuyến cáo vaccine HPV là một trong các biện pháp ngừa các bệnh do HPV gây ra như mụn cóc sinh dục, ung thư ở cả nam và nữ (cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, ung thư hầu họng). Vaccine Gardasil 9 chủng ngừa cho cả nam và nữ độ tuổi 9-45, hiệu quả phòng ngừa trên 90% các chủng virus có trong vaccine. Vaccine cũng bảo vệ người đã quan hệ tình dục, sinh con, từng nhiễm các bệnh do HPV.
Khi đến tiêm ngừa, bạn không cần xét nghiệm gì thêm. Trường hợp đang nhiễm HPV, cần mang theo giấy tờ liên quan để bác sĩ chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Ngoài ra, trước khi tiêm, bạn cần ăn vừa đủ no, không nên nhịn đ✤ói. Sau tiêm ngừa, cần theo dõi ít nhất 30 phút tại✤ trung tâm tiêm chủng và 24-48 tiếng tiếp theo tại nhà.
Bê🍸n cạnh đó, cần ăn đủ chất, uống đủ nước, vận động nhẹ nhàng sau tiêm ngừa nhằm giảm cảm giác đau, hỗ trợ cơ thể sinh kháng thể tốt hơn.
Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC