Trong báo cáo sơ bộ về vụ tiêm kích F-16I bị Syria bắn hạ, các điều tra viên Bộ Quốc phòng Israel nhận định chiếc F-16I bay thấp hơn nhiều so với phi đội, khiến nó dễ tổn thương trước các tổ hợp phòng không của Damascus. Một số chuyên gia cho rằng chiếc tiêm kích này dường như đã rơi vào cái bẫy được quân đội Syria giăng sẵn, tờ Yediot Aharonot của Israel hôm 12/2 đưa tin.
Theo báo cáo, chiếc F-16I nằm trong phi đội 8 tꩲiêm kích đang thực hiện đòn trả đũa nhằm và🅠o lãnh thổ Syria, sau khi một máy bay không người lái (UAV) của Iran xâm nhập không phận Israel.
Lực lượng phòng không Syria được cho là đã phóng khoảng 20 ☂tên lửa phòng không các loại, trong đó có một quả khóa mục tiêu vào chiếc tiêm kích bay đầu trong phi độ🎶i. Tuy nhiên, tiêm kích đi đầu này kịp thời cơ động tránh tên lửa, còn chiếc thứ hai không được may mắn như vậy.
Quả tên ⛦lửa phát nổ gần chiếc tiêm kích F-16I đang bay ở độ cao 3.000 m. Mảnh văng từ đầu đạn xuyên thủng buồng lái, làm phi công điều khiển bị thương nặng. Phi công phụ nhanh chóng kích hoạt ghế thoát hiểm và cả ꦛhai tiếp đất an toàn.
Giới phℱân tích cho rằng trong vụ việc này, lực lượng phòng không Syria đã giăng sẵn một cái bẫy tinh vi, bắt đầu bằn🌌g việc điều khiển UAV xâm nhập không phận Israel, khiến nước này triển khai lực lượng đáp trả.
Syria trước đó bố trí một số mục tiêu lộ liễu trên mặt đất, nhằm lôi kéo tiêm kích Israel vào lưới lửa phòng không đa tầng, bao gồm tổ hợp tên lửa tầm xa S-ꩵ200 Vega, tầm trung S-125-2M, Buk-M2E và 2K12 Kub. Việc nhiều hệ thống phòng không khác nhau cùng phóng đạn đồng th𓆏ời sẽ làm quá tải tổ hợp tác chiến điện tử trên F-16I, khiến mẫu máy bay tối tân này dễ bị trúng đạn hơn.
Lực lượng phòng không Syria cũng có thể áp dụng chiến thuật từng giúp tổ hợp 2K12 Kub của Serbia bắn rơi tiêm kích F-16 Mỹ vào ngày 2/6/1995. Trong🔥 trận đánh này, kíp tên lửa của Serbia được bố trí đón lõng máy bay và không sử dụng radar để tránh bị phát hiện. Khi chiếc F-16 bay ngang trên đầu, tổ hợp Kub mới bật radar và lập tức phóng hai quả đạn.
Vị trí đón lõng này khiến hệ thống cảnh báo và mồi bẫy của F-16 hoạt động kém hiệu quả, trong khi khoảng cách giữa bệ phóng Kub và mục tiêu là ngắn nhất. Chiếc F-16 bị trúng đạn, gãy đôi và phát nổ trên không, buộc phi công nhảy dù. Điều tương tự cũng có thể đã xảy ra với tiêm kích F-16I củܫa không quân Israel.
Đây là lần đầu tiên Syria bắn hạ thành công một tiêm kích Israel trong 35 năm qua, kể từ vụ tiêm kích nước này bắn trượt phi cơ chiến đấu Israel ngày 25/5/1983. Nó cho thấy tên lửa phòng không lạc hậu của Damascus vẫn đủ sức tiêu ꦺdiệt khí tài hiện đại của đối phương nếu sử dụng chiến thuật hợp lý.
Ông Tel Inbar, giám đốc Trung tâm Không gi𝄹an và UAV thuộc Viện Fisher, khẳng định đây là hồi chuông cảnh tỉnh với không quân Israel. Nếu không tìm ra biện pháp khắc phục, Tel Aviv sẽ phải đón nhận nhiều thiệt hại nặng nề trong trường hợp nổ ra xung đột toàn diện với Damascus và các đồng minh trong tương lai, điều từng xảy ra trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973.
Tử Quỳnh