Thủy quân lục chiến Mỹ ngày 16/5 đăng tải đoạn video ghi lại cảnh một chiếc tiêm kích F-35B lần đầu tiên thực hành bắn pháo siêu nhanh Gatling GAU-22/A 25 mm trong tình huống không chiến giả định, theo Business Insider.
Pháo siêu nhanh GAU-22/A được thiết kế để có thể giúp tiêm kích F-35 nhanh chóng chế áp và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách gần, vốn kh🧸ông được coi là lợi thế tác chiến của loại chiến đấu cơ tàng hình này. GAU-22/A có tốc độ bắn lên đến 3.300 phát/phút, sơ tốc đầu nòng của đạn lên tới hơn 1 km/s.
Ở phiên bản F-35A của không quân, khẩu pháo 4 nòng GAU-22/A được giấu phía trong thân để đảm bảo khả năng tàng hình cho máy bay đến khi khai hỏa. Tuy nhiên, tiêm kích F-35B của thủy quâ𓃲n lục chiến Mỹ buộc phải lắp pháo này trên một pod gắn ngoài, vì hệ thống cất hạ cánh thẳng đứng của nó không cho phép có thêm không gian bên trong thân máy bay để gắn pháo. Điều này được cho là sẽ khiến khả năng tàng hình của máy bay bị suy giảm.
Mặc dù bị chỉ trích vì tốc độ bắn quá nhanh (55 viên/s) khiến máy bay có t♓hể hết đạn chỉ sau 4 giây khai hỏa, pháo GAU-22/A được đánh giá có vai trò rất qua trọng đối với F-35 trong các tình huống tác chiến tầm gần.
Dù có cơ số đạn nhỏ hơn nhiều so với cường kích A-10, F-35 vẫn được nhận định có khả năng thực hiện yểm trợ hỏa lực mặt đất tầm gần nhanh và chính xác nhờ các thiết bị cảm biến, tác chiến điện từ và kh🌠ả năng tàng hình, vốn là điểm mạnh của dòng máy bay này.
Tuy nhiên, phần mềm ngắm bắn pháo Gatling bằng mũ của phi công F-35 vẫn phức tạp và khó sử dụng. Lockheed Martin cam kết khắc phục và đưa ra phiên bản cập nhật mới nhất vào cuối🥂 năm 2017, dự kiến sẽ khiến chi phí phát triển F-35 đội thêm hàng trăm triệu USD.
Tiêm kích F-35B thử nghiệm bắn pháo GAU22/A trên mặt đất
Nguyễn Hoàng