"Tiêm kích F-15 Mỹ đã quấy rối chuyến bay số hiệu 1152 của hãng hàng không Iran Mahan Air trong hai lần riêng rẽ cách nhau 6 phút. Lần đầu khi nó bay qua khu vực al-Tanf, lần t𝓰hứ hai diễn ra khi máy bay đang vượt qua biên giới Syria - Lebanon", 🐲hãng tin Iran PressTV dẫn nguồn giấu tên cho biết hôm qua.
Máy bay của Mahan Air bị biên đội tiêm kích hạng nặng F-15 áp sát trên không phận Syria hôm 23/7, khi đang thực hiện hành trình từ Tehran đến thủ đô Beirut của Lebanon. Tổ lái cho biết phi công F-15 thông báo "họ là người Mỹ". "Máy bay Iran phải hạ độ cao khẩn cấp để tránh va chạ🎐m, tổ lái cũng yêu cầu các tiêm kích💦 giữ khoảng cách an toàn", hãng thông tấn Iran IRIB cho hay.
Do máy bay Mahan Air phải hạ độ cao đột ngột, một số hành khách bị thương ở đầu, tro💞ng đó𒐪 một người phải nằm dưới sàn để sơ cứu. Tuy nhiên, truyền thông Iran khi đó chỉ đưa tin máy bay Mahan Air bị uy hiếp khi bay qua khu vực al-Tanf, không đề cập tới sự việc ở khu vực biên giới Syria - Lebanon.
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cáo buộc Mỹ quấy rối máy bay dân dụng hoạt động theo lịch trình, gây nguy hiểm cho hành khách dân sự vô tội nhằm bảo vệ lực lượng đồn trú của mình. "Hành động táo tợn làm trầm trọng tình trạng vô pháp 🅰luật hết lần này đến lần khác. Những kẻ ngoài vòng pháp luật đó phải bị ngღăn chặn trước khi thảm họa xảy ra", Zarif viết.
Bộ tư lệnh Trung tâm (CENTCOM), đặc trách hoạt động của quân đội Mỹ tại Trung Đông, thông báo các tiêm kích F-15 nhận diện máy bay Iran khi bay qua khu vực gần căn cứ Al-Tanf của đặc nhiệm Mỹ ở miền nam Syria. 𓃲🌃Phát ngôn viên CENTCOM Bill Urban nói tiêm kích Mỹ duy trì khoảng cách 1.000 m với máy bay Iran và thực hiện hành động áp sát phù hợp luật pháp quốc tế.
Mỹ và Iran nhiều lần cáo buộc Mahan Air vận chuyển vũ khí cho dân quân Syria và nhiều nơi khác. Hãng Mahan Air bị Mỹ áp lệnh cấm vận vào năm 2011 với cáo buộc 🍌cung cấp tài chính và nhiều khoản hỗ trợ cho Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Vụ áp sát máy bay có 💟thể làm leo thang đối đầu Washington - Tehran. Căng thẳng giữa hai nước gia tăng sau khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran hồi năm 2018 và Mỹ không kích giết chết thiếu tướng Qassem Soleimani vào tháng 1.
Vũ Anh (Theo Sputnik)