Là địa phương đầu tiên tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại – đầu tư tại Tây Nam Bộ, Hậu Giang được đánh giá là🅰 tỉnh nắm bắt nhanh những lợi thế từ các chính sách và chủ trương mới. Theo Nghị quyết về phát triển kinh tế Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, tỉnh nhất quán tập trung nguồn lực phát triển vào 4 trụ cột trọng tâm gồm công nghiꦯệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch để lan tòa, tạo nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của tỉnh trong giai đoạn tới.
4 trụ cột phát triển
Theo đó, UBND tỉnh Hậu Giang dự kiến chi hơn 113.062 tỷ đồng phát triển công nghiệp và logistic giai đoạn 2021-2025. Theo kế hoạch, tỉnh đề ra mục tiêu hình thành ba trung tâm logistic lớn tr⛦ên địa bàn đến năm 2025 bao gồm Trung tâm logistics Mekong, Khu trung tâm logistic Hậu Giang và Trung tâm logistics nông sản xuất khẩu Hậu Giang.
Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang hưởng lợi từ ba tuyến đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, tạo sự kết nối thông suốt với cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, cảng Cần Thơ và cảng biển Trần Đề. Đây là khu vực cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh Nam sông Hậu bao gồm Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu♚, Sóc Trăng với phần còn lại của Đồng bằng sông Cửu Long và các vඣùng kinh tế khác của cả nước.
Theo các chuyên gia, vị trí này thuận lợi để các doanh nghiệp lựa chọn đặt các nhà máy sản xuất, trung tâm logistics từ vùng nguyên liệu Đồng💟 bằng sông Cửu Long đồng thời cũng hấp dẫn với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, tổng kho phân phối phục vụ thị trường.
Đặc biệt, theo kế hoạch phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ sẽ mở rộng sân bay hiện tại thành sân bay q🅺uốc tế với quy mô 10.000 ha, nâng công suất phục vụ lên đến 15 triệu khách trong và ngoài nước mỗi năm. Do đó với vị trí giáp phía Nam TP Cần Thơ, ꦯHậu Giang sẽ được hưởng lợi để phát triển đô thị và du lịch.
Không chỉ đầu tư hệ thống giao thông liên kết vùng, Hậu Giang cũng đang đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng nội tỉnh. Địa phương tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, theo hướng hiện đại, tiếp cận các tiêu chuẩn đô thị xanh, đô thị văn minh cho các đô thị trọng tâm gồm Vị Thanh, Ngã Bảy và Long Mỹ. Riêng TP Vị Thanh đang triển khai dự án nâng cấp hạ tầng, kỹ thuật, cảnh quan với tổng kinh phí trên 36 triệu USD, tương đương trên 830 tỷ đồng giai ꧑đoạn 2018 - 2023.
Khu đô thị xanh đón sóng đầu tư Hậu Giang
Trong xu thế phát triển của bất động sản Tây Nam Bộ, Hậu Giang được đánh giá là điểm sáng hút dòng tiền đầu tư song cũng cần khai thác tiềm năng một cách hiệu quả. Nhiều chuyên gia cho rằng🔴 việc phát triển đô thị tại địa phương nên được đẩy mạnh bằng các dự án bất động sản bài bản để bắt kịp tốc độ phát triển của vùng. Các dự án mới không chỉ đáp ứng nhu cầu an cư theo𒀰 định hướng xanh mà còn kết hợp phục vụ nhu cầu du lịch, giải trí của du khách trong và ngoài nước.
Vừa qua, TP Vị Thanh đã ghi nhận sự xuất hiện của dự án khu đô thị The Venice City. Dự án được đánh giá đảm bảo cả mục tiêu an cư và phục vụ du khách trong ngoài nước với vị trí cách sân bay quốc tế Cần Thơ 57 km. Dự án bao gồm nền shopvillas, nền shophouse, nền biệt th🌠ự, trung tâm thương mại, trung tâm hành chính – dịch vụ công, công viên kỳ quan ánh sáng đầu tiên tại Vị Thanh...
Đại diện chủ đầu tư cho biết điểm đặc biệt của khu đô thị đó là quy tụ trung tâm hành chính, dịch vụ công của TP Vị Thanh bên trong dự án, tạo điều kiện thuận lợi và cũng là đặc quyền nổi bật của cư dân t꧒ương lai.
"Yếu tố phong thủy trong phát triển cảnh quan tại The Venice City rất được chú trọng nhằm đảm bảo yếu tố sống xanh và tính bền vững theo 🌠định hướng của khu🍨 vực Tây Nam Bộ tầm nhìn 2030", vị này chia sẻ thêm.
Sau khi đi vào hoạt động, khu đô thị được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm giao thương – giải trí mang tính biểu tượng, điểm đến không thể bỏ qua của TP Vị T♒hanh.
Diệp Anh