Bệnh nhân và người nhà chầu chực🅰 trước của một phòng khám tư nhân. |
Bà M.T.B., (quận 🐻Gò Vấp, TP HCM) kể, chỉ trong vòng 10 ngày, bà đã được bác sĩ V.N.H., quận Gò Vấp tiêm 50 mũi ở hai mắt cá chân, mꦜông và hai bên cột sống lưng. Một tuần sau khi tiêm, chân bà đỏ lựng, sưng vù và đau đớn, đi lại rất khó khăn. Sau đó, bà bị nhiễm trùng khớp, phải chạy chữa tốn kém hàng triệu đồng.
Phòng khám của bác sĩ N., phường 3, quận 11 có 10 giường bệ🍸nh thì cả mười bệnh nhân đang được truyền dịch, 2 người khác đang ngồi đợi đến lượt mình. Bệnh nhân ở đây cho biết, tuỳ theo loại "nước biển", bác sĩ sẽ lấy từ 100.000- 250.000 đồng. "Nước biển" mà bệnh nhân được truyền chủ yếu là các dịch truyền thông thường như Pantogen, Glucose 5%, Ringer lactate, được bán tại các hiệu thuốc với giá vài chục nghìn.
Có không ít người được bác sĩ tại một số phòng khám tư ở TP HCM chữa trị theo kiểu này. Tại đây, bất kể bị bệnh gì và mức độ ra sao, bệnh nhân đều bị đè nghiến ra để... tiêm hoặc truyền dịch. Ngoài ra, các y tá, y 🍸sĩ của không ít bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện tuy không mở phòng mạch nhưng cũng "ráo riết" đến tận nhà bệnh nhân để thực hiện dịch vụ này.
Tiêm và truyền dịch phải rất thận trọng
Giáo sư, bác sĩ Đặng Vạn Phước, Phó🍎 trưởng Khoa Y, Chủ nh🌠iệm Bộ môn Nội, Đại học Y dược TP HCM, cho biết về tác hại của việc tiêm, truyền tuỳ tiện này như sau:
Các loại thuốc tiêm rất dễ gây ra các phản ứng nhanh và 💃nặng như sốc phản vệ, tụt huyết áp và truỵ tim mạch. Thuốc tiêm là thuốc đưa thẳng vào cơ thể nên đòi hỏi về chất lượng, hạn sử dụng và cả cách ti൩êm rất nghiêm ngặt. Sử dụng không đúng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn nếu chỉ định tiêm tĩnh mạch mà lại tiêm bắp thì sẽ gây hoại tử ở chỗ tiêm. Đó là chưa kể những biến chứng như nhiễm trùng, thậm chí apxe do việc tiêm chích không được sạch, vô trùng.
Truyền dịch thường chỉ được áp dụng trong bệnh viện với sự chỉ định, theo♊ dõi rất cẩn thận, kỹ lưỡng của thày thuốc. Việc truyền trực tiếp một khối lượng dịch lớn vào mạch máu có thể gây ra những biến chứng như suy tim, phù phổi nếu người bệnh có sẵn một bệnh tim mạch. Việc truyền dịch để nâng cao tổng trạng cơ thể ví dụ như truyền đường hoặc axit amin chỉ có chỉ định khi người bệnh không ăn uống được.
Tuổi Trẻ, 19/6