Khuyến cáo được đưa ra trong chương trình tọa đàm trực tuyến "Tiêm vaccine sau Tết và chuẩn bị cho trẻ đến trường" phát sóng trên VnExpress và Fanpage của Hệ thống tiêm chủng VNVC hôm 11/2. Chương trình có sự tham gia của BS Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, Phó Chủ tịcꦑh Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM và BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đꦑốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC.
Theo BS Khanh, thời tiết mùa đông xuân như hiện nay là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus phát triển mạnh mẽ. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các hoạt động giao thương tấp nập trở lại, mọi người di chuyển từ vùng này đến vùng kia để làm việc, học tập, có thể🦂 mang theo các mầm bệnh và khiến chúng lây lan.
"Từ tháng 2 đến tháng 6 là thời điểm rất dễ bùng phát 3 nhóm bệnh: thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, tay chân miệng. Đây là những bệnh "đến hẹn lại lên" theo chu kỳ hằng năm, mức độ ít hay nhiều t🥂ùy thuộc vào miễn dịch cộng đồng ở từng vùng sinh sống. Nếu tỷ lệ chích ngừa vaccine thấp, khả năng trẻ mắc bệnh là rất cao", BS Khanh cảnh báo.
Trong bối cảnh đó, học sinh các cấp cũng đi học trực tiếp trở lại, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễ🅷m càng gia tăng.
"Khả năng miễn dịch ban đầu của trẻ được truyền từ mẹ thông qua bào thai. Sau đó, khi trẻ sinh ra và lớn lên thì giảm dần🐠. Sau một thời gian dài chỉ ở nhà, không tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nếu không được tiêm vaccine, hệ miễn dịch của trẻ khô𒅌ng thể có kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh", BS Chính giải thích.
Các bệnh lây lan qua đường hô hấp như thủy đậu, sởi, quai bị, rube💟lla, bạch hầu, ho gà, viêm phổi... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ: thủy đậu có thể gây nhiễm trùng ❀da, nhiễm trùng huyết; sởi, rubella có thể viêm phổi, viêm cơ tim, nếu kéo dài có thể gây viêm não.
"Cúm cũng là bệnh thường gặp trong mùa đông xuân nhưng dễ bị n🌠hầm lẫn với cảm lạnh do có những triệu chứng tương tự, rất khó phân biệt. Tuy nhiên, cảm lạnh có thể tự khỏi, còn cúm mùa có thể dẫn tới các biến chứng như viêm phổi, thậm chí theo thố✅ng kê cứ mỗi phút lại có 1 người tử vong", BS Chính cho biết thêm.
Tiêm vaccine phòng bệnh khi đi học
Để phòng bệnh cho trẻ, hai chuyên gia khuyến cáo bên cạnh những biện pháp thụ động như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, ăn chín uống sôi..., cần chủ động cho 💙hệ miễn dịch "đánh trận giả" bằng cách tiêm vaccine. Có những bệnh chỉ cần tiêm 1-2 mũi vaccine có hiệu quả bảo vệ lâu dài nhưng có bệnh cần tiêm vaccine nhiều lần, lặp đi lặp lại mới duy trì tác dụng.
Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, ngoài những bệnh đã được tiêm ngừa theo chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, có những bệnh cần tiêm nhắc lại để tăng cường kháng thể khi trẻ đến tu♎ổi đi học. Ví dụ, vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván cần tiêm nhắc khi trẻ 4-6 tuổi, 9-15 tuổi, sau đó tiêm nhắc mỗi 10 năm. Vaccine viêm não Nhật Bản chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi sau khi hoàn thành các mũi cơ bản. Các vaccine sởi - qua♒i bị - rubella, thủy đậu, phế cầu, thương hàn... cũng cần được tiêm nhắc lại.
Bước vào tuổi học THCS, THPT, do giao lưu tiếp xúc gia tăng, trẻ cần được tiêm thêm vaccine ngừa các bệnh do HPV như ung thư cổ tử cung, dù chưa quan hệ tình dục... Vaccine não mô cầu có vai trò quan trọng bởi căn bệnh này có thể gây tử vong chỉ trong 24 giờ.⛦ Vaccine cúm cũng cần được tiêm nhắc hằng năm để luyệ♑n cho hệ miễn dịch khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Trung bình nửa tháng sau tiêm, các vaccine mới phát huy hiệu quả miễn dịch. Trước Tết, nhiều phụ huynh bận rộn và lo ngại dịch Covid-19 nên có thể bỏ lỡ lịch t🌱iêm chủng của trẻ. Điều này khiến việc bảo♔ vệ trẻ trước các bệnh truyền nhiễm bị trì hoãn.
"Tuy nhiên, tiêm trễ còn hơn không tiêm. Đừng chờ đợi có dịch bệnh mới tiêm vaccine, bởi tác nhân 🌃gây bệnh có thể tấn công trẻ bất cứ lúc nào. Những phụ huynh đã bỏ lỡ mũi tiêm của trẻ trước Tết, hãy đưa con đi tiêm ngay lúc này để chuẩn bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng quay trở lại trường", BS Chính khuyến cáo.
Anh Ngọc