"Nhiều sinh 𝔉viên ở trọ nhưng tiêu xài như 'rich kid'", đó là một thực t💟ế của một bộ phận giới trẻ bây giờ. Có câu "Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm", bản thân tôi là con trai, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Năm 2017, tôi học đại học năm ba, sống với bố mẹ nên không tốn chi phí nhà trọ, ăn ở. Một tháౠng, tôi chi tiêu đâu đó khoảng 300.000 - 500.000 đồng, chủ yếu mua chai nước ngọt ở canteen giá 10.000 đồng, ăn cái bánh mỳ 15.000 đồng. Thi thoảng lắm tôi mới có dịp đi ăn với bạn bè nhưng cũng chỉ mất tối đa 150.000 đồng.
Sang năm ꧃tư đại học, trường của tôi chuyển xuống cơ sở Nam Định trong một kỳ (sáu tháng), nên tôi cũng phải đi thuê trọ. Bố mẹ tôi một tháng chỉ chu cấp cho 500.000 đồng tiền ăn uống và sinh hoạt (tiền nhà trọ và tiền nước đã đóng cả sáu tháng). Tôi trọ cùng với bốn người bạn, tất cả đều sinh ra và lớn lên ở Hà Nội và chưa ở trọ bao giờ.
Thay vì chỉ biết ăn quán, uống nước đóng chai như các bạn sinh viên khác, tôi và bốn người bạn kia thống nhất với nhau sẽ thay phiên đi chợ và tôi là người nấu nư꧂ớng chính. Mỗi người đóng góp 500.000 đồng tiền ăn một tháng♒. Hồi đó, tôi nhớ một lạng thịt lợn chỉ có 10.000 đồng, một mớ rau muống to tầm 5.000 đồng.
>> 'Sao phải khổ sở nấu ăn ở nhà để tiết kiệm?'
Tôi chủ yếu nấu xoay quanh những món bình dân đó: có hôm trứng đúc thịt, hôm thì thịt lợn cháy cạnh, hôm lại thịt sốt cà chua, hôm làm thịt hấp...
Tính ra, năm đứa con trai chúng tôi ăn một tháng hết có 1,8 triệu đồng, số tiền thừa còn lại vừa đủ bù cho tiền 🍃điện, tiền gas, mắm muối, gia vị. Thậm chí, chúng tôi vẫn còn thừ෴a vài trăm ngàn đồng để thi thoảng mời bạn bè về phòng tụ tập liên hoan.
Còn tiền đi làm thêm kiếm được, tôi cất riêng ra để mua sắm những thứ lớn. Và trong bốn năm đại học, tôi đã "lên đời" được rất nhiều điện thoại di động, đồng hồ thông minh và cả laptop nữa. Thế nên, tôi cho rằng, việc các bạn sinh viên bị sốc chi tiêu là do tiêm nhiễm phong trào sống phóng khoáng trên mạng. Nếu biết cân đối chi tiêu thì ba triệu một tháng cũng thừa; còn đã tiêu xài𒉰 phung phí, không biết lên kế hoạch thì có 30 triệu cũng chẳng đủ.
Tôi thấy rằng, học sinh, sinh viên bây giờ nên được trang bị các kỹ năng quản lý tiền bạc, bên cạnh việc học các kỹ năng để kiếm tiền. Có thể mai này bạn sẽ giàu, nhưng hôm nay bạn vẫn nghèo, và bạn cần sống tốt với cái nghèo đó. Ví dụ: chuyển phòng trọ ra những chỗ ở xa hơn để giảm chi phí, hạn chế mua sắm đồ ℱđạc không cần thiết, điện và nước dùng tiết kiệm nhất có thể, học cách tự đi chợ và nấu ăn ở phòng... Và ngay sau khi đã ổn định nơi ở, quen với bạn bè, trường lớp, các bạn hãy đăng ký đi làm thêm để có thu nhập và kinh nghiệm sống.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.