Về chuyện đứng tên tài sản, tôi đã từng tận mắt chứng kiến một gia đình bố mẹ chồng bán nhà cho vợ chồng con trai ra riêng. Cô vợ cắm sổ lương, vay mượn để đưa 100% tiền cho ông bà, sauꦏ đó giật gấu vá vai, xin xỏ nhà ngoại để chi tiêu sinh hoạt gia đình ba người, nuôi con.
Anh chồng thì lo ăn chơi, hầu như tiền không mang về cho vợ. Bố mẹ chồng của cô gái tuy bán nhà nhưng lấy🐬 lý do con ông bà chưa tu chí nên nhất quyết không sang tên nhà cho hai con, dù tiền đã cầm.
Sống với nhau được gần chục năm, họ ly hôn. Ông bà lấy lại nhà, chị vợ ra đi tay trắnඣg cùng đứa con. Đời mà, chuyện như vậy tôi chứng kiến nhiều lắm rồi. Đến với nhau vì tình yêu, nhưng bước vào cuộc sống gia đình có quá nhiều thứ khiến tình yêu chết dần. Nhiều người, khi chia tay, không còn tình cũng chẳng còn nghĩa. Thà ngay từ đầu tài chính phân minh thì sau này sẽ đỡ hận thù nhau hơn.
>> Tôi từ chối 400m2 đất thừa kế
Thành thật mà nói, tôi thích như bên Tây, tài sản của ai người đó nắm giữ, chỉ đóng góp vào quỹ sinh hoạt chung tùy theo thu nhập của mình. Nếu ở Việt Nam, tô♏i ủng hộ mô hình tài chính gia đình theo kiểu "tiền anh, tiền em và tiền chúng ta".
Như vậy, anh muốn đãi bạn anh mó🌜n gì đó, cho bạn vay tiền, cho thêm bố mẹ chút đỉnh cũng không phải lấn cấn nhìn mặt vợ. Tất nhiên, mô hình này chỉ có thể thực hiện khi cả hai vợ chồng có thu nhập ổn, chứ tiền ăn còn lo từng bữa, nợ nần chồng chất mà tính tiền riêng là không được.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Lana