Theo Telegraph, Bộ Tài chính Đức vừa thông qua điều luật quy định Bitcoin có chức năng của tiền, d𒁃o đó việc tạo ra Bitcoin sẽ xem như làm ra tiền và phải đóng thuế. Giống như cổ phiếu, cổ phần, bất kỳ khoản lợi nhuận hay hoạt động thương mại 🐈nào có sử dụng Bitcoin sẽ là mục tiêu của thuế thặng dư vốn tại Đức, khoảng 25% và những người dùng đồng tiền này cũng phải chịu thuế VAT.
Nghị sĩ Frank Schaeffler cho biết Bitcoin và euro sẽ được áp dụng chung luật hiện hành, tuy nhiên việc đánh thuế bán hàng ra sao vẫn chưa được định rõ. Ví dụ, một người bán hàng trên eBay không phải lo thuế đánh vào dಌoanh thu và điều này có thể đúng với các giao dịch đồng Bitcoin. Thêm vào đó, trao đổi hàng hóa, dịch vụ có dùng Bitcoin thường dưới dạng nặc danh nên gần như không thể theo dấu.
Tháng trước, Thái Lan trở thành nước đầu tiên trên thế giới cấm lưu hành Bitcoin, sau khi ngân hàng trung ương nước này xác định đây không phải là một đơn vị tiền tệ. Như vậy, việc mua bán🌸 bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào có trao đổi Bitcoin đều bị coi là phạm pháp. Việc gửi Bitcoin cho bất kỳ ai ngoài Thái Lan hoặc nhận từ các quốc gia khác cũng không được phép.
Ra đời năm 2009 trong cảnh khủng hoảng kinh tế ꦜtoàn cầu, đồng Bitcoin được tạo ra từ tổ hợp mã nguồn phức hợp máy tính. Nói cách khác, đồng tiền được tạo ra từ các thuật toán và do một hệ thống máy tính ngang hàng tạo nên bởi các máy tính của người dùng. Quá trình xử lý số liệu được gọi là "mining" và thuật toán được thiết lập để ngày càng khó "đào" được Bitcoin, trong khi đó tổng số đồng được tạo ra tối đa là 21 triệu. Quy tắc này nhằm đảm bảo không ai có thể phát hành ồ ạt giảm giá trị cũng những đồng tiền đang lưu thông.
Đồng tiền ảo này ban đầu là một phương pháp thanh toán xác lập bởi lập trình viên nặc danh. Hiện giờ, Bitcoin đã vươn xa hơn giá trị ban đầu, người dùng có thể mua bán chính Bitcoin hoặc dùng để q⭕uy đổi ra đồng tiền khác, áp dụng từ đánh bạc trực tuyến cho tới mua pizza.
Phương Linh