Gặp nhà đầu tư những dự án từ 100 triệu USD, ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng Ban quản lý Các khu chế xuất🧔 và Công nghiệp TP HCM (Hepza) nhận câu trả lời phổ biến là tương lai bất định. "Họ nêu do thế giới bất ổn, khó khăn chung của kinh tế toàn cầu và Việt Nam nên có trì hoãn đến khi nhận ra tình hình vĩ mô rõ ràng hơn", ông Hưng k🌟ể trong cuộc họp kinh tế - xã hội 6 tháng của UBND TP HCM, chiều 1/7.
Nhà đầu tư tiềm năng cũng chưa hành động. Bấ♊t chấp giới chuyên gia♑ lạc quan về làn sóng FDI đổ vào Việt Nam nhờ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng, vốn ngoại vào TP HCM trong nửa năm chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Về xu hướng, sức hấp dẫn FDI làღ có tăng nhưng không hấp thụ được thành các dòng vốn cụ thể", TS. Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM bình luận.
Được xem là mạch máu hay nhiên liệu cho nền ki꧃nh tế, nguồn vốn thực hiện không chỉ đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng mà còn tạo tác ▨động lan tỏa, thông qua đầu tư cải thiện sản xuất, tạo việc làm và kích thích tiêu dùng.
Trong cơ cấu tổ🅺ng vốn đầu tư toàn xã hội tại TP HCM các năm qua, vốn ngoại và vốn từ doan🔴h nghiệp tư nhân - dân cư, đứng thứ 3 và 1 về quy mô. Trong khi, vốn nhà nước - bao gồm đầu tư công, giữ vai trò vốn mồi - đứng thứ hai.
Hấp thụ cả 3 dòng vốn trụ cột này có dấu hiệu chậm lại nửa đầu năm nay, khiến vốn thực hiện toàn xã hội của thành phố chỉ tăng 2,6%, so với mức 5,2% của cùng kỳ 2023. Vào quý I, nguồn vốn vẫn có tăng trưởng so với cùng kỳ⭕ nhưng quý II lại giảm. Trong khi xu hướng năm 20꧅23 là tăng liên tục, quý sau hơn quý trước.
TS Trần Du Lịch ví tình trạng hấp thụ vốn yếu như người đói. "Muốn khỏe mạnh phải ăn được nhưng tổng đầu tư toàn xã hội 6 tháng qua tăng thấp. Mộꦐt trong những vướng mắc lớn hiện nay là hấp thụ vốn, ngoài đầu tư công thì vốn tư nhân cũng khó rất nhiều", ông nói.
Vốn tư lẫn công đều chậm
Chấp nhận từ chối 2-3 đơn hàng chào giá tốt nửa năm qua, giám đốc một doanh nghiệp dệt may vẫn tập trung chăm sóc khách hàng lâu năm thay vì vội vã mở rộng sản xuất đón khách mới. "Các doanh nghiệജp trong ngành mà tôi biết cũng🦹 đang cẩn trọng, đầu tư mở rộng tối đa cũng chỉ 20-30%", CEO này nói.
Lý do được đưa ra là các đơn mới có đặc điểm gấp và ngắn hạn. Việc đơn hàng dệt may tăng được cho là n💙hà mua hàng cần bổ sung hàng tồn kho. Họ ngại đặt dài hạn vì cũng không chắc tương lai sẽ ra sao.
Bên cạnh một số ngành như dệt may, nội thất phục hồi đơn hàng, vẫn còn những đơ🔯n v🐻ị khác thiếu đầu ra. Trong cuộc họp hôm 1/7, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (Huba) cho hay 57% hội viên cho biết tình hình kinh doanh ổn định. Tuy nhiên, sức mua trong nước không tăng nhiều, cầu quốc tế có ngành vẫn giảm nên nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu vay.
Báo cáo của Cục Thống kê cho hay, trong 4 ngành s💎ản xuất trọng điểm của thành phố, 6 tháng qua chỉ có hóa dược tăng tốt (21,1%) trong khi chế biến lương thực ꦉ- thực phẩm tăng 1,3%, cơ khí và điện tử giảm lần lượt 1,7% và 5,4%.
Tương tự vốn ngoại, việc chưa an tâm về tương lai ဣkhiến doanh nghiệp ngại bơm thêm vốn làm ăn. Nửa năm qua, vốn đăng ký bổ sung của cộng đồng doanh nghiệp tại TP HCM đạt hơn 133.100 tỷ đồng, giảm 45,6% so với cùng kỳ 2023.
Có 25.250 doanh nghiệp ra đời cùng giai đoạn, tăng 9,6%, nhưng vốn đăng ký giảm 8,38%. Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung 6 tháng giảm 28,3%. "Tôi cho rằng phải đợi qua bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, triển vọng nhu cầu thế giới mới rõ ràng. Nghĩa là phải sang năm tới tình hình mới biết êm hay không", CEO doanh nghiệp💦 dệt may nói.
Ngoài lý do khách quan về nhu𝔍 cầu thị trường, TS Trần Du❀ Lịch cho rằng thành phố đã có lợi thế là các cơ chế đặc thù từ Nghị quyết 98 nhưng chưa tận dụng để hấp thụ thêm vốn tư nhân, nội lẫn ngoại.
"Chính sách tạo động lực như thu hút nhà đầu tư chiến lược, đầu tư mô hình công - 🦂tư (PPP) thì mình mới ra văn bản mà chưa đi vào cuộc sống. Hay như hỗ trợ kích cầu đầu tư đổi mới công nghệ sau Nghị quyết 98, tôi hỏi các doanh nghiệp cũng chư🐻a ai vay được", ông ví dụ.
Với đầu tư công, năm nay, TP HCM được phân bổ xấp xỉ 79.200 tỷ đồng, cao hơn năm ngoái 11.ꦍ200 tỷ đồng. Địa phương đặt mục tiêu giải ngân được 95%. Tuy nhiên, đến hết ngày 30/6, thành phố chỉ giải ngân được gần 11.000 tỷ, tương đương 13,8%, bằng một nửa tiến độ giải ngân cả nước (28%).
Ông Trần Quang Lâm, G🌠iám đốc Sở Giao thông - Vận tải nói nhìn số liệu rất đáng lo, vì không khéo sẽ có kết quả không bằng năm ngoái. "Nhóm dự án chuẩn bị đầu tư vướng rất nhiều về điều chỉnh quy hoạch và giải phóng mặt bằng, tác động về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công", ông nêu.
Kết luận về tình hình kinh tế 6 tháng, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nói có 2 vấn đề nổi lên là năng lực hấp thu vốn và hiệu quả cải cách hành chính. Chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Theo đó, năng lực hấp thu vốn chưa cao của nền kinh tế có nguyên nhân rất lớn từ năng l♑ực giải quyết thủ tục hành chính của thành phố, sở ngành, quận huyện.
"Thật ra 🃏đầu tư công lẫn tư vướng đều do thủ tục, từ quy hoạch, đất đai, dự án", ♏ông Mãi nhận xét.
Giải bài toán hấp thụ vốn
Bên cạnh việc kiên nhẫn chờ đợi "sau cơn mưa trời lại sáng"✨ của tình hình thế giới, vẫn có một số biện pháp chủ động để kích dòng vốn tư n🌄hân.
Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâ🍰m sản và thủy sản giải ngân đến nay chưa đầy 2.700 tỷ đồng. Huba kiến nghị tiếp tục có chính sách hỗ trợ vốn, nhất là cho doanh nghiệp nhỏ đang cạn kiệt dòng tiền. Các ngân hàng thương mại được kỳ vọng không nâng lãi vay trong bối cảnh lãi huy động rục rịch tăng.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp muốn được vay thế chấp bằng đơn hàng như trước đây, theo Huba. Hiệp hội cũng🅷 đề xuất ngành 🔜thuế tăng tốc hoàn thuế cho doanh nghiệp để giảm ảnh hưởng đến dòng tiền, làm mất chi phí cơ hội.
Trong bối cảnh thu♔ hút vốn đầu tư mới sụt giảm, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM (SHTP) nêu kinh nghiệm tập trung chăm sóc các doanh nghiệp đang đầu 💙tư để họ tự tin tăng vốn. Một trong những cách tạo thuận lợi hơn cho họ là tiếp tục nâng cấp hạ tầng.
Nhờ lợi thế được tái lậpꦕ cơ chế một cửa tại chỗ, SHPT định cấp phép cho 13 dự án xây dựng cơ bản năm nay. "Chúng tôi xác định năm 2024 là tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc các dự án trong🌳 khu để nâng cao giải ngân", ông Thi nói.
Ở phạm vi toàn thành phố, việc nâng cấp hạ tầng cũng sẽ là "một mũi tên trúng hai đícไh", vừa cải thiện môi trường kinh doanh, sẵn sàng hút vốn trong trung và dài hạn, vừa giải ngân được 𒐪vốn đầu tư công.
"Với chiến lược phát triển♎ lễ hội thời gia♎n qua, chúng ta không phát triển kịp hạ tầng để đáp ứng thì sẽ tự bó tay mình và dẫn đến càng làm càng rối, hiệu quả kinh tế cũng không được tối ưu", TS. Trương Minh Huy Vũ nói.
Ông Phan Văn Mãi cho hay, 🌄tuần qua thành phố giải ngân vốn đầu tư công được 2.716 tỷ đồng. "Điều này cho thấy mỗi tháng giảiꦰ ngân 10.000 tỷ là khả thi nếu gỡ hết các vướng mắc", ông nói.
UBND TP HCM đặt mục💃 tiêu cơ bản giải quyết xong 74 nội dung còn tồn đọng liên quan đến đầu tư công trong tháng 7. Một số điểm nghẽn về quy hoạch không gian ngầm, công trình trong khu chế xuất - khu công nghiệp, nhà thanh niên, cung thiếu nhi được 𝓡kỳ vọng tháo gỡ trong tháng này.
Trước đó, loạt văn bản cho phép các địa phương quyết định một số thủ tục dự án đầu tư công mà trước đây thuộc thẩm quyền thành phố đã được ban hành. Theo Phó chủ tịch Bùi Xuân Cường, các quận, huyện đã được ủy quyền phê duyệt từ đề cương dự toán, lựa chọn nhà thầu, quy hoᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚạch phân khu 1/2000, quy hoạch chi tiếtꦡ 1/500. "Các địa phương sẽ hết sức chủ động để làm nhanh hơn", ông nói.
TS Trần Du Lịch cho rằng giải quyết được khả năng hấp thụ vốn cho TP HCM sẽ trị được tận gốc của tình trạng tổng vốn𒈔 đầu tư toàn xã hội chậm chạp. Khi ấy, đầu tàu kinh tế sẽ nạp đủ nhiên liệu để tăng tốc.
"Tôi nghĩ giải pháp đã đủ rồi, vấn đề là 🅘ꦕlàm thôi", ông nói.
Viễn Thông