Tại hội thảo giáo dục với chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo" hôm 21/11, GS Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP HCM - nêu quan điểm: "Xã hội muốn phát triển thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo, mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động". Ông đề nghị chấm dứt dùng khẩu hiệu "Tiên học lễ hậu học văn" để thúc đẩy tư duy phản biện. Tuy nhiên, nhiều độc giả VnExpress không đồng tình với đề xuất này.
Độc giả Nhanphan100792 nêu quan điểm: "'Tiên học lễ hậu học văn' là một câu nói nhằm nhắc nhở con người rằng, đạo đức là ưu tiên hàng đầu. Phản biện là điều cần thiết. Một con người có lễ nghĩa sẽ luôn kính trên, nhường dưới, luôn mong cho thế hệ sau giỏi hơn thế hệ tr📖ước, nhưng không bao giờ được quên công ơn của người đi trước, như câu 'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'. Ở đây, chúng ta nên quan tâm đến việc tìm ý nghĩa tốt đẹp trong những câu nói ấy để phát huy. Câu nói trên không sai, vấn đề người sử dụng hiểu như thế nào".
Bạn đọc Quang Pham nhấn mạnh: "Tôi không hiểu sao lại đề xuất bỏ khẩu hiệu này? 'Tiên học lễ, hậu học văn' ở đây không thể hiểu gói gọn trong lễ nghĩa hay văn chương. Bản chất của nó là học làm người trước khi học làm nghề, học nhân cách trước khi học kiếm sống, học đạo trước khi học tri thức.
Điều này đã được cha ông ta đúc kết qua nhiều đời, không phải chuyện ngày một ngày hai. Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ có thể khiến xã hội tiện nghi hơn, chứ không thể khiến xã hội tốt đẹp hơn. Chỉ có lòng tốt, sự lương thiện của con người mới khiến cuộc sống này tốt đẹp hơn mà thôi. Xã hội văn minh bây giờ không hề thiếu những đau khổ và bất hạnh vì lòng tham, ꦅtàn nhẫn và vô đạo của con người".
>> Viết chữ đẹp theo mẫu để làm gì?
Trước quan điểm này, thạc sĩ Phan Thế Hoài - giáo viên Ngữ văn tại TP HCM - cho rằng nên hiểu chữ "Lễ" theo quan điểm hiện đại. Theo ông, Nho giáo và chữ Lễ không "trói buộc con người" như GS Trần Ngọc Thêm nêu quan điểm🌞. Chữ "Lễ" cũng không phải là nguyên nhân sinh ra bệnh thành tích, trói buộc tư duy người học, người dạy như một số người khẳng định.
Độc giả Hoai anh cho rằng: "Giữ 'Lễ' không có nghĩa là yếu đuối, thụ động. Người biết giữ 'Lễ' là người có bản lĩnh, tự trọng và biết giá trị của mình. Tôi thấy các bạn sinh viên hoặc ứng viên trê🃏n sân khấu, truyền hình... thường nhầm lẫn khi thể hiện sự tự tin. Ở đây, tự tin không phải là xưng 'tôi' với người lớn, không phải là nói lớn tiếng, hô hào. Tự tin đến từ người biết giữ 'Lễ', chững chạc, ăn nói rõ ràng, thuyết phục. Người biết giữ 'Lễ' trong mọi tình huống là người có sức mạnh nội tâm và kiên cường".
"Tiên học lễ hậu học văn là đúng trong mọi trường hợp. Học lễ ở đây là lễ nghĩa con người nói chuyện và đối đãi với nhau trước khi nói hoặc viết những lời hoa mỹ, văn chương. Ví dụ cách cấp dưới đối với cấp trên, cách cấp trên đối với cấp dưới, cha mẹ và con cái, người ngang hàng với nhau, lớn tuổi với nhỏ tuổi. Ai cũng phải học lễ hết. Cấp trên phải nói chuyện lịch sự và tôn trọng cấp dưới, chứ không phải đe nẹt dọa dẫm, đó chính là lễ. Cha mẹ dạy dỗ con cái nhưng không được chửi bới thóa mạ, đó là lễ. Lễ ở đây không phải là con cái, hay cấp dưới hay học sinh không được thảo luận, nói ra ý kiến của mình mà nằm ở cách nói chuyện. Học lễ chính là học cách nói chuyện, cách đối nhân xử thế", bạn đọc Nhân Trần bổ sung.
Tuy nhiên, độc giả Tuấn Nguyễn ủng hộ ý kiến Giáo sư Trần Ngọc Thêm, bỏ "Tiên học lễ, hậu học văn" vì chỉ mang tính khẩu hiệu, không thực tế: "Phong cách giáo dục rất quan trọng, giáo dục bằng lời nói, bằng hành động cụ thể. Hiện nay, hình ảnh của người thầy, người cô đa phần đều khiến học sinh sợ hơn cha mẹ. Vậy nên, chúng ta cần bỏ bớt khẩu hiệu. Tôi thấy khắp nơi đều có khẩu hiệu, vừa tốn tiền của trong kh🍎i nhiều người còn không thèm đọc, không để ý tới. Tại sao có nhiều thầy cô được học sinh yêu mến hơn những thầy cô khác? Đó là vì ngoài chuyên môn, một số thầy cô còn truyền cảm hứng sống cho bao thế hệ học trò. Họ mở đầu tiết giảng bằng những câu chuyện, tấm gương, lòng hiếu thảo, sự vượt khó đi lên, về đạo đức làm người, chứ không phải dừng ở việc nêu khẩu hiệu, kiểm tra bài cũ, tạo tâm lý căng thẳng, quát nạt học sinh... Cho nên yếu tố giáo dục của nhà trường luôn có giá trị nhất định, cho dù thế giới thay đổi thế nào đi chăng nữa.
Muốn khuyến khích học sinh phản biện, không cần bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ hậu học văn" ra khỏi trường học mà người thầy phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Đó là nhận định của độc giả PhongNg: "Tôi nghĩ không nên bỏ khẩu hiệu này. Nhưng nền g♛iáo dục nói chung và các thầy cô nói riêng nên có một cái nhìn đúng đắn, chính xác hơn về lễ nghĩa, đạo đức của học sinh. Hiện nay, vẫn có rất nhiều thầy cô sử dụng lễ nghĩa như một công cụ thị uy, luôn cho rằng mình đúng vì mình ở cấp bậc cao hơn học trò. Điều này mới trực tiếp ngăn cản sự sáng tạo, tư duy phản biện c⛄ủa học sinh".
Việt Thành tổng hợp
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.