-
9h55
Câu chuyện vì sao phải tự chủ công nghệ, thời cơ và thách thức của Việt Nam trên đấu trường toàn cầu được thảo luận trong toạ đàm Leader Talks số thứ hai, diễn ra trực tuyến vào 10h hôm nay. Hai diễn giả tham gia chương trình là ông Trần Việt Hải - Phó chủ tịch Tập đoàn Bkav và ông Cao Văn Việt - Giám đốc mảng Education Technology của FPT Software. Cả hai nằm trong danh sách 10 lãnh đạo công nghệ trẻ xuất sắc 2021 do VnExpress bình chọn.
-
10h05
Vì sao cần tự chủ công nghệ?
- Xin chào hai gương mặt lãnh đạo trẻ xuất sắc 2021. So với khi bắt đầu đꦇăng ký tham gia chương trình bình chọn lãnh đạo công nghệ trẻ 2021 của VnExpress, hai anh đã có những thay đổi gì và đan𒆙g tham gia dự án công nghệ gì mới?
Ông Trần Việt Hải - Phó chủ tịch Bkav: Những năm qua, chúng ta trải qua đại dịch, trong suốt 2020 và 2021, cá nhân tôi tham gia vào nhiều sản phẩm chống dịch như Bluezone, PC-Covid. Khi dị♛ch bệnh có sự thay đổi, chiến lược phòng chống dịch thay đổi, tôi cũng dần rút ra ngoài, tập t🅺rung và các mảng cốt lõi mà tôi vẫn theo đuổi, làm các sản phẩm như AI Camera, điện thoại thông minh và một số sản phẩm phần cứng khác của tập đoàn, để chuẩn bị cho năm nay - năm có thể quay về trạng thái như trước đại dịch, để chúng ta tập trung phát triển kinh tế, công nghệ, sản xuất để vươn lên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.
Ông Cao Văn Việt - Giám đốc mảng Education Technology của FPT Software: Từ khi bắt đầu làm sản phẩm giáo dục năm 2019, mỗi một ngày đều là ngày đáng nhớ với tôi. Tính từ khi bắt đầu đăng ký tham gia bình chọn lãnh đạo công nghệ trẻ của VnExpress, công việc của tôi có nhiều thay đổi đáng kể. Tôi đang phụ trách đơn vị chuyên xây dựng các sản phẩm giáo dục công nghệ của tập đoàn, có cả sản phẩm cũ như Codelearn, và sản p🉐hẩm m꧂ới như Edunext và một game về giáo dục đang thai nghén. Hai năm qua, Covid -19 làm 🧔thay đổi thói qu✨en mọi người, các phần mềm dạy học online rất đắt khác. Trong đại dịch, nhóm phải làm việc cường độ cao để phục vụ người dùng.
-
10h08
- Theo hai diễn giả,🤪 tự chủ công nghệ là gì và tại sao cụm từ này li𝓡ên tục được nhắc đến những năm gần đây?
Ông Trần Việt Hải: Trước tiên, chúng ta cần hiểu công nghệ lꦗไà như thế nào. Theo tôi, công nghệ là kết quả của sự phát triển của kiến thức, tri thức một cách liên tục. Sự phát triển đó được tích lũy, ứng dụng thành các kiến thức, kỹ năng, phương pháp, quy trình, dùng trong nghiên cứu khoa học, sản xuất công nghiệp, thì được coi là công nghệ. Quá trình tự chủ công nghệ là quá trình nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra bản chất của sự vậ🤪t hiện tượng, qua đó tì🔜m cách ứng dụng nó để sáng tạo ra công nghệ.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ mang ý nghĩa lớn, bởi CMCN 4.0 là cuộc cá🔥ch mạng của sự sáng tạo không giới hạn. Bất kỳ quốc gia, công ty, cá nhân nào ứng dụng công nghệ để tạo ra công nghệ mới đều có khả năng thay đổi thế giới. Do đó, nhu cầu của CMCN 4.0 là nhu cầu sáng tạo không giới hạn. Do đó những người tự chủ công nghệ sẽ có khả năng dẫn đầu, có lợi thế tuyệt đối trong cuộc cách mạng này. Tôi thấy nhu cầu này phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, ở rất nhiều lĩnh vực.
Ông Cao Văn Việt: Nội hàm của tự chủ công nghệ gồm hai khái niệm là tự chủ và công nghệ. Trong đó, tự chủ là việc tự lực về mặt công nghệ, có thể hiểu sâu về bản chất và thay đổi theo ý muốn của mình. Theo nghĩa hẹp, công nghệ có cả phần cứng lẫn phần mềm nhưn🦩g nghĩa rộng còn là công nghệ sinh học. Ví dụ, chúng ta có thể tự chế tạo rౠa các thiết bị phần cứng, chip, vi mạch, có thể tự xây dựng, triển khai hoàn toàn một giải pháp phần cứ🃏ng, phần mềm mà không phải mua của nước ngoài.
Đầu tiên, tự chủ được công nghệ giúp Việt Nam có thể làm ra nhiều hơn nữa những sản phẩm công nghệ có giá trị, góp phần thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển, hiện đại hóa cho các ngành, nghề khác, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tự chủ công nghệ có thể nâng cao vị thế qu🌠ốc gia, thu hút được đầu tư và nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Nếu không tự chủ sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài. Ngoài ra, câu chuyện về cơ sở dữ liệu cũng rất quan trọng. Nếu chúng ta dùng phần mềm nước ngꦐoài, cơ sở dữ liệu sẽ được lưu trữ ngoài quốc gia, như vậy rất nguy hiểm. Tự chủ là xu hướng chung của toàn cầu.
Về phần mềm, Việt Nam có thể tự chủ công nghệ cao với nhiều phần mềm "made in Việt Nam". Ví dụ trong lĩnh vực blockchain, chúng ta đã đi rất nhanh, theo kịp trào lưu của thế giới. Tuy nhiên trong lĩnh vực phần cứng, Việt Nam vẫn chưa có nhiều sản phẩm. Hy vọng trong tương lai chúng ta có thể tự chủ nhi🔯ều công nghệ khác trong lĩnh vực sinh học, cơ khí...
-
10h015
- Tự chủ luôn là bài toán khó không chỉ ở Việt Nam m♑à còn ở nhiều nướ🌞c trên thế giới. Vậy Việt Nam đang ở đâu trên hành t𒈔rình tự chủ công nghệ?
Ông Cao Văn Việt: Theo hiểu biết của tôi, với mảng công nghệ về phần mềm, Việt Nam chúng ta có thể đạt được tự chủ cao nhất. Những năꦜm qua, đã có nhiều sản phẩm công nghệ Make iꦛn Vietnam ra đời, và cũng bắt đầu có tên tuổi trong khu vực và trên thế giới. Những công nghệ mới, khó nhằn như blockchain hay AI chúng ta cũng đã tiếp cận nhanh, kịp thời và có kết quả. Có thể kể đến như Coin98, Axie Infinity trong lĩnh vực blockchain, NFT.
Nhưng công nghệ k﷽o chỉ có phần mềm. Nó còn có cả công nghệ phần cứng, cơ khí, điện tử, hóa học, sinh học... Với mảng phần cứng, cơ khí, điện tử, tôi nghĩ Việt Nam chưa đạt được độ tự chủ ܫcao. Chúng ta vẫn phải nhập rất nhiều thiết bị, phần cứng từ nước ngoài. Tôi hy vọng rằng nhà nước sẽ chú ý, đầu tư nhiều hơn, và cũng có nhiều nhân tài đóng góp những thành tựu cho các mảng công nghệ khác.
Ông Trần Việt Hải: Ở Bkav, chúng tôi nhìn thấy Việt Nam đang có thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Chúng ta đang có cơ hội lớn để trở thành cường quốc công nghệ. Trong lịch sử, Nhật Bản những n🐎ăm 1940, Hàn Quốc những năm 1960, đều có chung xuất phát điểm như ta bây giờ. Con người Việt Nam, xét về tư duy toán học có thể là hàng top trên thế giới. Ngoài ra, đặc tính của dân tộc là kiên trì, bền bỉ, linh hoạt. Đó là những đặc tính phù hợp với nghiên cứu khoa ওhọc, làm công nghệ. Do đó, tố chất của chúng ta rất phù hợp.
Ở mảng phần cứng, chúng tôi thực ra đã bắt đầu từ năm 2003. Khi đó, để làm ra mꦦột thiết bị phần cứng ở Việt Nam cực kỳ khó khăn. Thiết kế đã là một vấn đề rồi, nhưng khi chúng ta gia công sản xuất cũng gặp khó khăn, bởi Việt Nam chuyên về gia công cơ khí, vì vậy để làm thiết bị điện tử cần nước ngoài rất nhiều.
Tuy nhiên từ năm 2014-2015 trở lại đây, với sự chuyển dịch của các doanh nghiệp FDI lớn, Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất. Bây giờ chúng tôi có thể tự꧙ tin 100% quy trình sản xuất của thiết bị điện tử thực hiện hoàn toàn trong nước. Từ thiết kế, làm mạch in, chế tạo cơ khí, lắp ráp hoàn chỉnh, đều có thể làm hoàn toàn trong nước.
Mức độ tự chủ của chúng ta đã lên level mới. Ngành công nghiệp điện tử đã có bước 🦄tiến, nhưng để tự chủ hoàn toàn, để dẫn đầu, chúng ta cần nhiều nguồn lực hơn nữa. Chúng tôi có mảng smartphone, camera, có nền tảng về công nghệ phần cứng, hệ sinh thái các nhà máy sản xuất, đối tác cung ứng... đủ để cạnh tranh với đối thủ nước ngoài. Chúng tôi hiện cũng nỗ lực thúc đẩy hệ sinh thái đó cho các công ty V🦩iệt Nam khác, bằng cách sử dụng chung nguồn lực, để thúc đẩy làm chủ công nghệ trên phạm vi rộng lớn hơn.
-
10h20
- Là một những lãnh đạo chủ chốt trong mảng EdTech, ông có thể kể một số trải nghiệm thực chiến trong việc xây dựng và triển khai các phần mềm giáo dục như VioEdu, CodeLearn hay Edunext?
Ông Cao Văn Việt: Khi tôi mới làm Codelearn năm 2019, ngay từ khâu lên ý tưởng, trình bày ý tưởng với lãnh đạo, nhiều người cho rằng tôi không làm được. Cuối cùng vì quyết tâm quá, cương quyết quá mới được ủng hộ và đồng ý. Các lãnh đạo cho rằng chắc ba tháng là dẹp nhưng cuối cùng phiên bản đầu tiên ra đời sau ba tháng và chúng tôi có người dùng đầu tiên là nhóm thực tập của🌱 FPT Software. Dù lúc đó chỉ có 100-200 người dùng nhưng phản hồi khá🌃 tích cực. Từ đó, nhóm mới quyết tâm, có thêm động lực để phát triển sản phẩm và mang ra thị trường.
Tới gần cuối 2020, tôi nhận nhiệm vụ phát triển sản phẩm nền tảng giáo dục cho cả người dùng học tập phục vụ trong Covid-19 chứ không chỉ c♚ho lập trình. Sau 5 tháng phát triển, sản phẩm tiếp tục được triển khai tại Đại học FPT. Lúc đầu chỉ có 300 sinh viên, rồi tới cuối 2021 là hơn 10.000 sinh viên. Phản ánh tiêu cực tất nhiên có, nhưng tích cực cũng rất nhiều.
Tôi nhận được nhiều lời động viên, khích lệ, không chỉ từ lãnh đạo, thầy cô, mà còn từ thầy cô, học sinh, phụ huynh học sinh. Tôi nghĩ đây chính là một chất kích thích, giúp người làm công nghệ có thêm niềm tin để tiếp tục phát triển, nghiên cứu công nghệ mới. Nếu làm c🃏ông nghệ mới, sản phẩm mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng nếu không nhận được tin tưởng của người dùng sẽ rất khó để đi xa và thành công.
-
10h24
- Điện thoại Bphone và tai nghe AirB hiện phát triển đến đâu và Bkav đã gặp ཧkhó khăn như thế nào trong quá trình nghiಌên cứu, phát triển và làm chủ công nghệ?
Ông Trần Việt Hải: Th🐈ực ra hai sản phẩm này là kết tinh của quá trình hơn chục năm chúng tôi định hướng phát triển công nghệ. Từ 2009, chúng tôi bắt đầu dự án smartphone. Khó khăn lớn nhất là làm sao để tiếp cận với hãng làm chipset vì tất cả các hãng smartphone trước đây đều phụ thuộc vào các hãng chip như Qualcomm hay MediaTek. Khi đó, vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ còn hạn chế. Thời điểm đó chúng tôi gặp khó khăn khi tất cả các hãng đều từ chối vì họ không tin Việt Nam có thể làm công nghiệp điện tử.
Về khó khăn, lúc đầu nhiều công nghệ ✱chúng ta phải phụ thuộc bên ngoài. Ví dụ, với một bộ phận như ăng-ten, chỉ 🅷cần thay đổi một chút trong thiết kế thôi cũng mất 6 tuần để họ làm mẫu. Làm điện thoại mất thời gian gấp lần như vậy, nên quá trình làm sẽ mất từ 9 tháng đến 12 tháng. Qua quá trình đó, chúng tôi quyết định phải𝐆 tự chủ, không phụ thuộc bên ngoài.
Sau ♒thời gian mày mò, chúng tôi có thời gian làm việc với các hãng làm chip cho ôtô, sau đó sản xuất thiết bị mẫu. Sau đó, Qualcomm đã đồng ý hợp tác với chúng tôi. Khi đó, Việt Nam là nước thứ năm mà Qualcomm có license một cách chính thức, sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Chúng tôi cũng là công ty đầu tiên tại Đông Nam Á có giấy phép và đề xuất câu chuyện làm chủ thiết kế điện thoại. Đến nay cũng chưa nhiều quốc g𝄹ia có công ty sản xuất điện thoại từ gốc.
Sau hơn một năm tìm tòi, nghiên cứu, chúng tôi đã tìm ra phương pháp để sở hữu công nghệ ăꦗng-ten này. Việc đó giúp chúng tôi có thể sáng tạo rất lớn, không chỉ trong smartphone, IoT, mà sau này có thể là các thiết bị mạng lưới.
Sau khi đã vượt qua các rào cản về mặt công nghệ, đến nay khó khăn có thể kể đến là vấn đề tài chính. Hiện các quốc gia đầu tư rất lớn cho mảng 🐻công nghệ phần cứng. Ví dụ Trung Quốc đ♍ầu tư 100 tỷ USD chỉ để sở hữu ngành công nghiệp sản xuất bộ nhớ, để cạnh tranh Samsung.
-
10h31
- Ông đánh giá như t🌱hế nào về thị trường của mảng Edtech? Một sản phẩm công nghệ giáo dục trong tương lai metaverse theo góc nhìn của anh🥀 sẽ có gì khác biệt?
Ông Cao Văn Việt: Trong bất cứ nền kinh tế nào, giáo dục luôn là một lĩnh vực được quan tâm và có sự tăng trưởng cao. Bên cạnh giáo dục truyền thống, mảng công nghệ giáo dục (Edtech) cũng có sự tăng trưởng rất nhanh𒀰. Theo một tài liệu mà tôi đã từng đọc và phân tích, trước Covid-19, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 𒊎của Edtech đạt 13,1%, sau Covid-19 con số này tăng lên 16,3%. Đại dịch khiến mọi người thay đổi cách sống và sinh hoạt, thay đổi cả cách học. Điều này có thể là một tác nhân thúc đẩy sự phát triển của Edtech (học từ xa, học trực tuyến, hội thảo từ xa ...). Việt Nam đang là thị trường lớn với lượng học sinh, sinh viên đông đảo. Dự đoán đến năm 2030, thị trường Edtech Việt Nam có thể đạt 3 tỷ USD. Những con số trên cho thấy Edtech là một thị trường tiềm năng, màu mỡ, có nhiều cơ hội và cũng rất khó khăn.
Về metaverse, nhóm của tôi cũng đang nghiên cứu và phát triển một sản phẩm 🐽theo chiều hướng này, hy vọng vài tháng nữa có thể ra phiên bản đầu tiên. Tôi nghĩ metaverse đem lại cảm giác học tập thú vị, mới lạ, giúp người học hứng thú và đạt kết quả cao. Tuy nhiên không ít người cho rằng con người nên hoạt động trong thế giới thật nhiều hơn thế giới ảo. Vẫn chưa ai biết trong vài năm tới xu thế này có được đón nhận hay không nhưng chúng ta cần thời gian để mọi người có thể làm quen với công nghệ mới.
-
10h35
Cơ hội và thách thức trong hành trình tự chủ công nghệ
- Dù dành nhiều công sức và sáng tạo, thực tế điện thoại Bphone, tai nghe AirB, ứng dụng Bluezone... gây nhiều tranh cãi trong 💃cộng đồng. Theo ông nguyên nhân là ꩲvì đâu và ꦐcông ty cần làm thế nào để vượt qua định kiến đó?
- Ông Trần Việt Hải: Thẳng thắn mà nói, tiến trình phát triển của bất 🏅cứ vấn đề gì, khi ra được một sản phẩm khác biệt, chúng ta sẽ nhận nhiều ý kiến trái chiều. Chúng tôi coi những ý kiến trái chiều là động lực, là năng lượng. Khán giả, người dꦓùng, khách hàng đều là người quan tâm theo dõi sản phẩm. Họ có ý kiến trái chiều chứng tỏ họ quan tâm. Nhiệm vụ của chúng tôi cần làm tốt hơn để có thể đáp ứng được số đông đó, biến ý kiến trái chiều thành tích cực.
Như tôi từng ✅nói, khi các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, họ nói Việt Nam không làm được con ốc vít. Nh💙ưng qua quá trình chúng tôi làm smartphone từ năm 2009 đến giờ, qua những sự tranh cãi đó, hiểu biết, nhận thức về công nghệ của xã hội đã có chuyển biến tích cực. Từ chỗ không làm được ốc vít, chúng ta đã tự chủ làm được điện thoại thông minh. Giờ không ai nghi ngờ Việt Nam về khả năng tự chủ công nghệ điện thoại của Việt Nam nữa, mà coi đó là điều hiển nhiên. Chúng ta đang hướng đến những cái lớn hơn của công nghệ.
Đó là quá trình dần thay đổi định kiến,⭕ thông qua quá trình chúng tôi nỗ lực phấn đấu, cũng như ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư, nghiên cứu, tự chủ công nghệ một cách nghiêm túc. Chuyện tranh cãi, ngay cả những công ty 🎐lớn cũng sẽ gặp khi họ ra sản phẩm mới. Tôi cho rằng đó là động lực phát triển cho tất cả các côn🌃g ty.
-
10h38
- Khó khăn chung của các sản phẩm Việt là thuyết phục người dùng về chất lượng của sản phẩm. Các ông đã làm thế nào để người Việt tin và dùng sản phẩm của mình?
Ông Cao Văn Việt: Bất cứ sản phẩm mới nào khi ra thị trường đều có những khó khăn. Không chỉ khó khăn về niềm tin mà còn phải thay đổi thói quen lẫn các vấn đề về chi phí. Đối với khách hàng nói chung, để bán được sản phẩm, thường một là chất lượng tương đương nhưng giá cạnh tranh, hai🅺 là chất lượng cao hơn nhưng giá bằng hay rẻ hơn cái cũ. Nhưng với những người mới làm, cả hai điều này đều khó đạt được. Đây là thách thức chung của người làm sản phẩm mới chứ không phải ở riêng Việt Nam.
Nếu làm những sản phẩm mới, ch🌳ưa có trên thị trường sẽ bị nghi ngờ. Khi làm cái có rồi, sẽ bị so sánh, nhất là những sản phẩm nước🤡 ngoài. Vì vậy bài toán đặt ra là làm sao phải làm được sản phẩm chất lượng ngang bằng nước ngoài nhưng giá tốt hơn.
Tôi nghĩ lợi thế của sản phẩm Việt là tính bản địa cao, phù hợp với dân Việt về văn hóa, ngôn ngữ, thói quen... Tiếp đến là khả năng hỗ trợ, giải quyết sự cố khi có vấn đề. Đặc biệt, sản phẩm Việt Nam có giá rất hợp lý, rẻ hơn nhiều so với nhà cung cấp nước ngoài. Hơn nữa, nếu người Việt dùng hàng Việt, sẽ tạo ra động lực cho những người💛 làm sản phẩm Việt, từ đó sẽ dễ dàng phát triển, cải tiến sản phẩm, từ đó mới có thể cạnh tranh được với sản phẩm quốc tế. Thực tế rất nhiều lần, khi đi thuyết phục khách hàng chúng tôi thường thành thật rằng: Đây là phần mềm thuần Việt, hy vọng anh chị ủng hộ để chúng tôi có thể làm ra những sản phẩm Việt mang tầm cỡ quốc tế. Từ đó rất nhiều người đã tin và ủ✨ng hộ chúng tôi".
Ông Trần Việt Hải: Quá trình thuyết phục của chúng tôi theo tiến trình phát triển công nghệ. Lúc đầu, năm 2009 khi làm điện thoại, chúng ta là con số 0. Nhưng đến 2015, chúng tôi ra điện thoại đầu tiên, đã tự chủ thì nghĩ rằng cộng đồng sẽ ủng hộ. Tuy nhiên, câu chuyện cũng không dừ🃏ng ở đó.
Chúng ta làm sản phẩm rồi, có công nghệ rồi, nhưng cần làm sản phẩm tốt, đáp ứng được rộng rãi người dùng. Sản phẩm năm 2015 của chúng tôi chưa thể tối ưu được các chi phí sản xuất nên giá còn cao, nhưng♒ chúng tôi đã có định vị. Người Việt Nam tự chủ công nghệ để chúng ta có thể sử dụng những sản phẩm tốt, chứ không làm gi🏅á rẻ bằng mọi giá. Nếu làm giá rẻ, chúng ta sẽ luôn đi sau, bởi không có nguồn lực để tái đầu tư phát triển, sáng tạo công nghệ để cạnh tranh với các hãng dẫn đầu.
Sau 5 phiên bản, đến phiên bản mới nhất, chúng tôi đã có sự ⛎tối ưu về chuỗi cung ứng,ꦚ Sản phẩm có thể coi là tốt nhất trong phân khúc và người tiêu dùng không còn băn khoăn về giá, trong khi vẫn được sử dụng những tính năng cao cấp.
Tóm lại, thuyết phục khách hàng là một quá trình song hành với quá trình làm chủ công nghệ, làm chủ chuỗi 𝓀cung ứng, làm chủ việc huy động tài chính. Khi đó, chúng ta tạo ra những lợi thế hướng trực tiếp đến khách hàng. Một điểm nữa tôi rất đồng tình với ♎anh Việt, đó là không ai phục vụ người Việt Nam tốt hơn chính chúng ta.
-
10h42
- Hai công ty đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tự chủ công nghệ, nhưng vì sao vẫn quyết lℱàm? Bên cạnh k༺hó khăn, các ông có những thuận lợi gì?
Ông Cao Văn Việt: Tất nhiên là khó khăn nhiều, nhưng khó khăn luôn đi kèm với cơ hội. Cái gì khó, ít người làm mới nhiều đất diễn. Không chỉ tôi, rất nhiều người Việt Nam đều mong muốn tự chủ công nghệ, tự làm ra cái gì đó giải quyết vấn đề cho đất nước và xã hội. Khi tôi làm sản phẩm giáo dục, bắt đầu từ Codelearn, rất nhiều khó khăn từ lúc thuyết phục lãnh đạo cho tới xây dựng đội ngũ. Nhưng với ước mơ xây dựng được một sản phẩm giáo dục, giúp đào tạo nhiều hơn nữa các bạn biết lập trình, để tạo ra một cộng đồng lập trình viên đ♎ông đảo, để trong tương lai có thể xây dựng được nhiều hơn những sản phẩm phần mềm có giá trị, tôi đã được rất nhiều anh em, bạn bè tin tưởng, động viên và sau này trở thành đồng đội. Thực tế, sau này từ CodeLearn, chúng tôi đã tìm kiếm được rất nhiều nhân tài để tiếp tục vun đắp, bồi dưỡng như em Trần ༒Trọng Nghĩa lớp 6 ở Hải Phòng, hoặc giúp rất nhiều các bạn trẻ chưa biết lập trình làm quen với nó. Cá nhân tôi nghĩ làm sản phẩm hay tự chủ công nghệ, mục tiêu lớn nhất không hoàn toàn vì tiền, mà chỉ cần giúp giải quyết được vấn đề gì đó cho đất nước và xã hội, đã là rất thành công.
Bên cạnh các khó khăn, tôi nghĩ rằng mình cũng có thuận lợi. Với tính ♔bản địa, sản phẩm có thể dễ dàng tiếp cận và mở rộng kinh doanh tại chính thị trường trong nước, sau đó lan dần sang các nước khác. Ngoài ra, hiện tại, công nghệ cũng được các cơ quan nhà nước quan tâm, tạo điề𒐪u kiện, hỗ trợ. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ được tạo nhiều điều kiện hơn về vốn, chính sách khi phát triển sản phẩm công nghệ.