Tôi rất đồng cảm và có cùng nỗi bức xúc với tác giả bài viết "Ăn chặn tiền 'thối'". Tôi từng đi một vài nước phát triển hơn chúng ta như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc, thậm chí là nước láng giềng Thái Lan... Một điểm chung mà tôi nhận thấy ở các quốc gia này, đó là người dân của họ thường xuyên dùng tiền lẻ, nhất là các đồng 🧸xu, như một cách giao dịch bình thường như tiền giấy vậy.
Trong khi đó, thật lòng, tôi thấy ngạc nhiên khi nhiều người 𝓀Việt lại "xem thường" đồng tiền có mệnh giá nhỏ ̣(thậm chí là cả những người dùng nó) đến như vậy. Hầu hết, nhân viên thu ngân ở các cửa hàng, siêu thị đều không muốn nhận tiền lẻ, và cũng không muốn "thối" lại tiꦆền lẻ cho khách. Có người còn tỏ thái độ khó chịu nếu "thượng đế" đòi tiền thối chỉ 1.000, 2.000 đồng.
Theo tôi, lý do đầu tiên khiến nhiều người có cách hành xử như vậy, là xuất phát từ thói sĩ diện hão của một số cá nhân, chưa giàu nhưng vẫn cố tỏ ra "không cần mấy đồng bạc lẻ ấy". Điều này dần tạo ra tâm lý xem thường tiền mệnh giá nhỏ, mặc đ🧜ịnh rằ🍰ng không cần phải trả lại tiền lẻ cho khách.
Lý do thứ hai, quan trọng hơn, là vì nước ta không có những dịch vụ mà bắt buộc người sử dụng chỉ được dùng tiền lẻ, ví dụ như mua vé xe buýt, tàu điện, máy bán hàng tự động dùng tiền xu... Tôi thấy ở nước ngoài, người ta phải xếp hàng dài chờ được đổi từ tiền chẵn sang tiền lẻ (tiền xu) để đi tàu điện ngầ💮m, hay mua gói khăn giấy trong WC, hoặc mua ly trà, cà phê ở máy bán hàng tự động... - những thứ mà ở nước ta hầu như không có.
Nghĩ đến chuyện tiền lẻ ở nước ta bị ghẻ lạnh mà tôi thấy chạnh lòng. Những dịch vụ nói trên ở nước ngoài chỉ dùng tiền lẻ và không có chế độ thối tiền💧, nên bắt buộc khách hàng chỉ có thể dùng tiền lẻ đúng với giá sản phẩm để mua.
Tôi nhiều lần quan sát rất lâu trên màn hình chỗ khay nhận tiền và thấy rằng không có ai bỏ dư một đồng nào 🍸vào máy cả. Dù là vài xu hay một đồng, họ đều có thể dùng để thanh toán cho một thứ gì đó mà họ cần. Người nước ngoài nào đến nước họ cũng đều phải xếp hàng để đổi những đồng tiền nhỏ lẻ mới có thể sử dụng những dịch vụ công cộng. Nhờ thế, đồng tiền của họ, dù chẵn hay lẻ, vẫn luôn có giá trị và được mọi người trân trọng.
Tiền lẻ ở Việt Nam nếu muốn nhận được sự đối xử xứng đáng, có lẽ cũng cần những thayඣ đổi phương thức thanh toán mạnh mẽ như vậy.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.