(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.)
𓆏Vòng 8 V-League tối 6/7 chứng kiến trận cầu nảy lửa giữa TP HCM và Bình Dương. Sức nóng của trận đấu không chỉ đến từ tỷ số mà còn thể hiện ở chính những tình huống va chạm trên sân, mà điển hình là màn xô xát giữa hai tuyển thủ quốc gia Công Phượng – Tiến Linh. Va chạm của hai người đồng đội trên tuyển ngay lập tức trở thành tâm điểm bàn tán của các cổ động viên. Có người chỉ trích phản ứng của hai cầu thủ này, cho rằng đó là hành vi bạo lực, rất xấu xí giữa những người từng nhiều năm cùng ăn cơm đội tuyển. Nhưng với tôi, đó là một điều hết sức bình thường trong bóng đá.
🦹Trước hết, phải nhấn mạnh, Công Phượng và Tiến Linh trong trận đấu này không còn là những người đồng đội với nhau như trên tuyển, mà họ đang mặc trên mình hai màu áo, đứng về hai phía chiến tuyến đối đầu nhau. Vì thế, việc cả hai thi đấu và chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo của CLB là điều không có gì phải bàn cãi. Đó mới là một tinh thần cần phải có của bóng đá chuyên nghiệp, điều mà NHM vẫn luôn chờ đợi ở các đội bóng trong nước – tinh thần chiến binh.
♎Nói về tuổi đời và tuổi nghề, Công Phượng giờ không còn là cậu bé U19 ngày nào. Tiền đạo xứ Nghệ sau nhiều năm chinh chiến từ Á sáng Âu, trải qua hết các cấp độ đội tuyển, giờ đã bước vào độ chín của sự nghiệp. Với tâm thế đó, Phượng đương nhiên phải đá hết mình, làm người truyền lửa cho các cầu thủ trẻ TP HCM. Trong khi đó, Tiến Linh dù ít tuổi hơn Công Phượng nhưng lại mang trên tay tấm băng đội trưởng của Bình Dương. Trọng trách cao cả ấy đương nhiên khiến tiền đạo này phải thật cứng rắn, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đồng đội, làm chỗ dựa tinh thần của cả đội bóng của mình. Bởi thế, động cơ khiến Phượng và Linh xô xát với nhau là hoàn toàn dễ hiểu và hợp lý.
💝Nên nhớ, V-League dù còn nhiều lời khen chê, nhưng vẫn mang tư cách là một giải đấu chuyên nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc các cầu thủ thi đấu ở đây cũng phải mang trong mình một tinh thần chuyên nghiệp khi ra sân. Công Phượng và Tiến Linh chắc chắn hiểu rõ điều này hơn ai hết. Hai người có thể là anh em, đồng đội với nhau khi đứng dưới màu áo đội tuyển quốc gia, cùng sát cánh, bảo vệ, chiến đấu cùng nhau cho màu cờ sắc áo của Tổ quốc. Nhưng đó là chuyện trên tuyển, còn khi về thi đấu cho CLB, họ phải làm tất cả để đội bóng của mình chiến thắng. Sẽ không có chỗ cho tình thân, sự nể nang trong những trận bóng chuyên nghiệp.
>> 🍬'Cầu thủ Việt buộc phải chơi như đấu sĩ vì lối đá bạo lực của Thái'
♚Bóng đá thế giới từng chứng kiến nhiều cuộc chạm chán nảy lửa giữa những người đồng đội trong màu áo đội tuyển quốc gia khi họ trở về thi đấu cho những CLB "không đội trời chung". Có thể kể đến như trường hợp Ramos của Real Madrid lao vào ăn thua đủ với những Pique hay Xavi của Barcelona trong những trận El Clasico nảy lửa. Nhưng cũng chính họ lại cùng nhau sát cánh đưa tuyển Tây Ban Nha lên ngôi vô địch thế giới.
🍨Bóng đá luôn là một môn thể thao có tính đối kháng cao. Những ai từng chơi bóng đá phủi có lẽ hiểu điều này rõ nhất. Một khi bạn đã xỏ giày ra sân, sẽ không được phép để tình cảm cá nhân làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Tâm thế nhập cuộc đôi khi sẽ quyết định thắng – thua của một trận đấu khi khoảng cách về trình độ không quá xa.
ꦏTất nhiên, là một người hâm mộ chân chính, tôi không hề muốn chứng kiến những cảnh bạo lực trên sân cỏ Việt. Thế nhưng chúng ta cũng cần rạch ròi giữa bạo lực phi thể thao và sự máu lửa, hết mình vì màu cờ sắc áo. Trường hợp như vụ việc giữa Công Phượng và Tiến Linh không thể gọi là bạo lực, đó chỉ là phản ứng quyết liệt của những chiến binh trên sân cỏ, thể hiện thứ khát khao cống hiến, là bản lĩnh thép – thứ mà các đội tuyển Việt Nam trong quá khứ luôn thiếu mỗi khi đối đồi với những đối thủ mạnh hoặc chơi rắn trong khu vực như Thái Lan, Malaysia... để rồi phải nhận những kết quả thất vọng.
🙈Bóng đá hiện đại không phải sân chơi của những nghệ sĩ, của lối đá nhu nhược, chỉ chăm chăm né đòn. Người hâm mộ cả thế giới ngày nay đề cao những chiến binh, sẵn sàng xả thân, đá hết mình, thậm chí đổ máu vì đội nhà nếu cần thiết. Để rồi sau 90 phút bóng lăn, những gã trai mặt sắt kia lại dành cho nhau những cái bắt tay, cái ôm đầy tinh thần thể thao, hẹn nhau một ngày nào đó lại mặc chung một màu áo, đứng dưới cùng một ngọn cờ để xông pha như những người đồng đội.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.