Tiếng gà gáy sau nhà vừa dứt, cụ Phạ♓m Thọ Tầng ra khỏi giường, xỏ dép và đi thẳng ra kho thuốc nam, trải giấy, bốc từng vị thuốc. Khi đã đủ 20 thang thuốc, cụ gói ghém cẩn thận, đề tên người nhận rồi rảo bước lên con dốc trước nhà. Bóng lưng thẳng tắp, chiếc áo măng tô đập theo từng bước chân. Xuân này cụ Tầng bước sang tuổi 99.
Trên trục đường chính chạy qua phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội có tấm biển "Chữa bệnh miễn phí cho người 🅷nghèo, chất độc da cam, trẻ em dưới 8 tuổi, mẹ liệt sĩ". Đây là tiêu chí hoạt động phòng khám đông y của cụ Phạm Thọ Tầng 30 năm qua.
"Người bệnh mang giấy chứng nhận hoàn cảnh khó khăn có xác nhận của chính quyền thì tôi sẽ chữa miễn phí. Người ở xa không tới được, c𒀰hỉ cần gửi giấy này tôi tự khắc sẽ gửi thuốc cho họ", cụ𝕴 Phạm Thọ Tầng tuyên bố.
Sáng 29/12, một người đàn ông bước ra từ chiếc ôtô mua hai túi thuốc trị dạ dày, cụ Tầng lấy giá 1,2 triệu đồng. Gần trưa,💞 một người phụ nữ đi xe bus tới, mặt nhăn nhó vì cơn đau hành hạ. Vị lương y già lấy hai viên thuốc đưa chị uống ngay. "Cháu mua một túi thuốc dùng thử đã", người phụ nữ nói khi cơn đau đã bớt, dù biết một lộ trình điều trị cần hai túi. Ông cụ không thuyết phục, thay vào đó tặng chị thêm một túi thuốc khác và giữ lại ăn cơm trưa.
"Sứ mệnh của tôi là lấy tiền của người giàu cꦆhia cho người nghèo", cụ nói và giải thích là vẫn khám chữa và lấy tiền của bệnh nhân có điều kiện nhưng dùng chính số tiền đó để giúp những người hoàn cảnh khó khăn hơn.
Lương y Phạm Thọ Tầng từng là viện trưởng Viện Điều dưỡng của Bộ Nông nghiệp và Phát t𒀰riển nông thôn. Vốn là một bác sĩ, quãng thời gian làm việc cùng các nhà khoa học Ba Lan, Tiệp Khắc, cụ nghiên cứu thêm về cây thuốc nam và mày mò ra các bài thuốc chữa đại tràng và dạ dày, xương khớp. Ng🐽hỉ hưu năm 1989, chứng kiến nhiều bệnh nhân nghèo không có tiền chữa bệnh, cụ Tầng đem nghề của mình phục vụ bà con.
Ba thập kỷ trôi qua, số bệnh nhân được chữa miễn phí lên đến hàng trăm nghìn người. "Tôi gửi thư hôm 22/10 thì đến 10/11 đã được cụ cho thuốc. Uống vài ngày đã thấy bụng không còn đau, không còn nóng trong, ợ hơi", bà Huỳnh Thị Kim Hồng, 65 tuổi, phường Tân Hạnh, Biên Hoà, Đồng Nai, giáo viên về hưu chia sẻ. Thư của bà Hồng không có dấu xác minh của chính quyền mà vẫn được tặng thuốc, bởi bà nói "mình ăn chay, niệm Phật, sống một m✃ình".
"Hơn 20 năm qua, người dân Sơn Tây đều được cụ tặng tiền, tặng bò, tặng quà Tết, bên cạnh được tặng thuốc", anh Nguyễn Văn Cường,ඣ chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thị xã Sơn Tây chia sẻ thêm.
Tấm lòng của cụ Tầng đồn xa. Chục năm trở lại đây, người ta không gọi tên, không gọi lương y nữa, mà gọi cụ là "tiên ông".
Ở tuổi này cụ Tầng mỗi bữa chỉ ăn lưng bát cơm song sức khoẻ tốt, "chưa bao giờ phải dùng viên thuốc, cũng chưa bao giờ phải uống đến ngụm sữa". "Năm 90 tuổi tôi váꦑc 3 cây đào leo lên đỉnh núi Ba Vì trồng. Từ đó, gần như rằm tháng Giêng năm nào tôi cũng ﷺleo hơn 1.300 bậc lên đền Thượng, đền Mẫu. Mỏi đâu thì nghỉ, chứ không phải dùng gậy hay phải nhờ vả vợ con dìu đi", cụ chia sẻ.
"Có lần cùng hơn 200 trí thức báo công trước vua Hùng, nhận bảng vàng trí thức tiêu biểu, tôi là một trong vài người leo lên Đền Hùng đầu tiên. Tới nơi, các lãnh đạo nhà nước xúm lại hỏi thăm, ng🌱ợi khen sức khoẻ của tôi". Đó là năm 2015, lúc cụ 94 tuổi.
"Không kèn cựa, ganh đua, chẳꦯng màng tiền bạc. Thấy người nghèo thì mình thương, thấy người giàu thì mừng". Ông cụ nghĩ đây chính là bí quyết sống khoẻ của mình.
Ngôi nhà cấp 4 của cụ Tầng treo cả trăm bằng khen về những cống hiౠến bao năm qua. Cụ trân trọng tất cả nhưng thứ người lương y trăm tuổi quý nhất nằm trong ngăn kéo bàn làm việc. Đó là những bức thư xin thuốc, thư cảm ơn của bệnh nhân từ khắp cả nước gửi về.
Sẩm tối, anh Nguyễn Tiến V🔯iệ💯t, 38 tuổi, Phúc Thọ, Hà Nội ghé qua phòng khám mua thuốc. Năm năm mới quay lại, anh ngạc nhiên khi thấy cụ Tầng vẫn phong độ như xưa. "Năm tôi đến cụ còn chạy xe máy vù vù. Nhìn cụ dẻo dai cứ như cây tùng, cây bách, người trẻ chúng ta phát thèm", anh nói.
Mắt tinh, đọc báo giấy mỗi ngày, thính tai và xương cốt chưa hề đau nhức, cụ Tầng tự tin sức khoẻ💖 của mình 5 năm tới vẫn tốt. "Có mỗi răng rụng gần hết, nhưng không phải do tuổi già mà năm xưa bị Pháp tra tấn", cụ ông 99 tuổi nói.
Phan Dương